|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 20/03/2025 19:34

Dự báo ngành F&B tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

Ngành F&B tại Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng 9,6% trong năm 2025. Trong đó, các trào lưu trong lĩnh vực đồ ăn và đồ uống được kỳ vọng tạo nên sự bùng nổ bất chấp một số khó khăn và thách thức.

mac-du-doi-mat-voi-nhieu-thach-thuc-nganh-f-b-tai-viet-nam-duoc-du-bao-se-tiep-tuc-tang-truong-9-6-trong-nam-2025-phu-hop-voi-xu-the-chung-cua-thi-truong.jpg

Doanh thu ngành F&B vẫn tăng bất chấp khó khăn

Báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024 (Báo cáo) là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên, do iPOS.vn phối hợp cùng Công ty TNHH Nestlé Việt Nam thực hiện, với sự cố vấn và thẩm định dữ liệu của Công ty CP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC).

Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam 2024 được xây dựng từ nghiên cứu của 4.005 nhà hàng/café cùng 4.453 thực khách trên toàn quốc.

Đồng thời, báo cáo cũng được kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp của các đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín, kết hợp phỏng vấn chuyên sâu gần 100 chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp F&B tại Việt Nam.

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, tính đến hết năm 2024, số lượng cửa hàng F&B tại Việt Nam ước tính đạt 323.010 cửa hàng, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Bất chấp những khó khăn về tiêu dùng, doanh thu ngành F&B tại Việt Nam năm 2024 vẫn đạt khoảng 688,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6% so với năm 2023.

Mặc dù doanh thu chung của ngành tăng, nhưng theo khảo sát từ 4.005 đơn vị F&B trên cả nước, chỉ 25,5% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu ổn định so với cùng kỳ năm 2023, và 14,7% có mức tăng trưởng. Dưới sức ép của giá nguyên vật liệu tăng cao, có tới 49,2% doanh nghiệp F&B dự kiến tăng giá trong năm 2025 để đối phó áp lực chi phí.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của gần 4.500 thực khách, báo cáo chỉ ra rằng chi tiêu của người dân không giảm nhưng sẽ ưu tiên những lựa chọn có chất lượng tốt với mức giá phải chăng.

Theo đó, xu hướng ăn ngoài vào cuối tuần đang trở nên rất phổ biến, đặc biệt là nhóm thỉnh thoảng và thường xuyên chiếm gần 70%. Khác với xu hướng của hai năm sau đại dịch, 52,3% người Việt hiện ưu tiên chi tiêu dưới 35.000 VNĐ cho mỗi món đồ uống, thể hiện xu hướng tối ưu hóa ngân sách khi mua sắm. Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng đồ uống bên ngoài lại tăng trưởng mạnh so với năm 2023, với tỷ lệ người uống thường xuyên (3-4 lần/tuần) tăng đột biến từ 17,4% (năm 2023) lên 32,8% (năm 2024).

Đồ uống Matcha được ưa chuộng trong năm 2024

Sau một năm 2023 sôi động với hàng loạt trào lưu ẩm thực bùng nổ, thị trường F&B năm 2024 chứng kiến sự chững lại rõ rệt. 52,8% doanh nghiệp thừa nhận họ không chạy theo bất kỳ “trend” ẩm thực nào, cho thấy tâm lý thận trọng hơn trong việc đầu tư vào các xu hướng mới.

Dù vậy, vẫn có một số trào lưu nổi bật, trong đó đồ uống Matcha vươn lên dẫn đầu với 29,6% doanh nghiệp lựa chọn, trở thành xu hướng mới đáng chú ý của ngành F&B tại Việt Nam. Trong khi đó, trà đậm vị từng là một xu hướng lớn trong năm 2023 lại có dấu hiệu đi tới điểm bão hoà, khi tỷ lệ lựa chọn giảm xuống còn 21,4%.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào các dòng trà ô long đặc sản, trà shan tuyết hay trà nguyên bản với hương vị đậm đà, nhấn mạnh vào trải nghiệm thưởng trà truyền thống.

Dự báo đầy tiềm năng với nhiều trào lưu mới

Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8%, tập trung vào các động lực kinh tế mũi nhọn như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và phát triển công nghiệp. Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghệ cao. Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, ngành F&B tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 9,6% trong năm 2025, phù hợp với xu thế chung của thị trường, nhưng ở mức thấp hơn so với năm 2024.

Năm 2025 được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới. Trong lĩnh vực đồ ăn, lẩu bò tươi Triều Châu với hương vị đậm đà cùng thịt bò tươi ngon đang thu hút sự quan tâm lớn. Bên cạnh đó, lẩu hấp thủy nhiệt, với phương pháp chế biến giúp giữ trọn dưỡng chất mà không sử dụng dầu mỡ, cũng dần trở thành lựa chọn được ưa chuộng.

Ở mảng đồ uống, MILO và Matcha tiếp tục khẳng định sức hút, không chỉ trong những công thức truyền thống mà còn qua các biến tấu sáng tạo, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm đa dạng của giới trẻ.

Ông Vũ Thanh Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần iPOS.vn cho biết, năm 2024 đã đánh dấu nhiều biến động đáng kể của thị trường F&B tại Việt Nam. Mặc dù đối mặt với những khó khăn chung như giá nguyên vật liệu tăng cao, doanh thu toàn ngành vẫn ghi nhận sự tăng trưởng, dù lợi nhuận bị ảnh hưởng. Tuy vậy, thị trường vẫn có những dấu hiệu đáng mừng khi chi tiêu của thực khách ở mức khá.

“Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024 là một trong những hoạt động thường niên của chúng tôi, với mong muốn sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích giúp các doanh nghiệp và cá nhân đang quan tâm tới ngành F&B có thêm cái nhìn khách quan hơn về thị trường”, ông Hùng chia sẻ.

phat-bieu-tai-hoi-th.jpg
Ông Lê Quang Long - Đại diện Nestlé Professional

Theo ông Lê Quang Long – Đại diện Nestle Professional, thị trường F&B tại Việt Nam luôn là một thị trường đầy tiềm năng, nhưng cũng không ít thách thức. Năm nay, Nestle Professional rất tự hào và hân hạnh được đồng hành cùng iPOS.vn trong việc thực hiện báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực Việt Nam 2024.

“Với mục tiêu cung cấp những cập nhật mới nhất về thị trường, về sự thay đổi trong nhu cầu và khẩu vị của người tiêu dùng, chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong ngành F&B Việt Nam phát triển định hướng và tối ưu hóa hoạt động trong thời gian tới, chung tay cùng nhau phát triển thị trường F&B Việt Nam bền vững và thành công hơn nữa”, ông Long nói.

Phù Sa  
Giá vàng trong nước vượt “đỉnh” 120 triệu đồng/lượng, vàng thế giới bất ngờ hạ nhiệt
Đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn
3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
Tận dụng cơ hội, củng cố nội lực cho ngành tôm Việt Nam
Xuất khẩu gạo tháng 3/2025 tăng mạnh, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Xem thêm