|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 20/03/2025 19:30

Việt Nam thuộc TOP 30 nước tăng trưởng thương mại cao nhất

Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 683 tỷ USD, đưa Việt Nam đứng thứ 20 về xuất khẩu với kim ngạch khoảng 352 tỷ USD và top 23 thế giới về nhập khẩu với kim ngạch khoảng 331 tỷ USD.

Việt Nam thuộc TOP 30 nước tăng trưởng thương mại cao nhất
- Ảnh 1.

Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng thương mại, vượt qua nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực.

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,3% và nhập khẩu tăng 16,7%, thặng dư thương mại 24,77 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông sản, thủy sản và công nghiệp chế biến đều tăng trưởng ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản ước đạt 35,46 tỷ USD (tăng 20,6%), trong khi nhóm công nghiệp chế biến ước đạt 312,59 tỷ USD (tăng 13,9%).

Việt Nam hiện là thành viên của 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó, có nhiều FTA thế hệ mới với quy mô lớn và tiêu chuẩn cao, tiêu biểu như CPTPP, EVFTA và RCEP, giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập các thị trường lớn với mức thuế ưu đãi. Việc tham gia các FTA giúp Việt Nam mở rộng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường lớn với mức thuế ưu đãi. Nhờ đó, các mặt hàng chủ lực như dệt may, nông sản, điện tử và thủy sản có thể tiếp cận sâu rộng hơn vào các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài nhờ môi trường kinh doanh ổn định, vị trí địa lý thuận lợi và chi phí nhân công cạnh tranh. Các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, Foxconn, LG, Nike và Adidas đã mở rộng quy mô sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI không chỉ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo mà còn đóng góp lớn vào xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại, máy tính và linh kiện điện tử.

Việt Nam đã tập trung phát triển các ngành hàng có thế mạnh nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giúp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao bao gồm: Điện thoại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều và gạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Sự đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu giúp Việt Nam hạn chế rủi ro phụ thuộc vào một số ngành nhất định và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sự dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp quốc tế ra khỏi Trung Quốc đã mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam. Việt Nam sở hữu vị trí địa lý chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc đầu tư vào các khu công nghiệp, trung tâm logistics và cảng biển đã giúp Việt Nam cải thiện năng lực sản xuất và mở rộng vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cải thiện chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều chính sách cải cách nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 22/CĐ-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó nêu rõ, tập trung rà soát kỹ lưỡng, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, ít nhất 30% chi phí kinh doanh (chi phí tuân thủ); bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Đồng thời, tiếp tục gia hạn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-BCT ngày 4/3/2025 về một số giải pháp phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, quản lý nhập khẩu năm 2025. Theo Chỉ thị, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu.

Nâng cao giá trị sản phẩm, đa dạng hóa thị trường

Mặc dù đạt được thành tựu ấn tượng khi lọt vào top 30 quốc gia có tăng trưởng thương mại cao nhất thế giới, tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản đang đối mặt với lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Ngoài ra, các nước xuất khẩu lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Bangladesh đang đẩy mạnh cải thiện năng lực sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Các thị trường lớn như EU, Mỹ và Nhật Bản ngày càng siết chặt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và môi trường. Ngành hàng nông sản, thủy sản và dệt may của Việt Nam đặc biệt chịu tác động từ các tiêu chuẩn xanh, yêu cầu về lao động công bằng và phát triển bền vững. Việc Việt Nam vẫn phải phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày và điện tử khiến chuỗi cung ứng dễ bị gián đoạn khi có biến động lớn trên thị trường toàn cầu.

Để duy trì đà tăng trưởng, Việt Nam cần tập trung nâng cao giá trị sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ sản xuất. Doanh nghiệp cần đầu tư vào quy trình sản xuất sạch, thân thiện môi trường, đồng thời nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe để giữ vững vị thế trên thị trường. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm chủ động nguồn nguyên liệu, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các quốc gia khác.


Phan Trang  
Nestlé MILO và hành trình 10 năm đồng hành cùng Tiền Phong Marathon
Thủ tướng: Hợp tác Việt Nam – Brazil không có giới hạn, không có cản trở
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Không lùi tiến độ hoàn thành các dự án cao tốc Bắc-Nam
Thủ tướng đề nghị Embraer hợp tác phát triển công nghiệp hàng không
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao thị trường Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Skoda xây dựng hệ sinh thái công nghiệp ô tô tại Việt Nam
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung: Phải thực thi nhiều yêu cầu chặt chẽ về phòng chống rửa tiền
Ngày 4/4 diễn ra Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” tại Cần Thơ
Dự án “EU Good Food - Good Life”: Quảng bá các thực phẩm châu Âu đến với người tiêu dùng Việt Nam
Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’, đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển
Cơ chế chính sách: Yếu tố tạo sự khác biệt và thúc đẩy phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM
Bình Dương: Điểm đến hấp dẫn của dòng vốn xanh
Phát triển dữ liệu - cơ hội lịch sử để Việt Nam bứt phá
Trung tâm tài chính: Bước đi chiến lược nâng cao năng lực của nền kinh tế
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đôn đốc dự án đầu tư công, thăm doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam
Ông Đỗ Hà Nam được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhiệm kỳ IX
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình nhận thêm nhiệm vụ mới
Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau khẳng định quyết tâm tăng trưởng đạt từ 8% trở lên
Thủ tướng: Không lùi tiến độ sân bay Long Thành, nếu chậm tiến độ thì thay người
Dự báo ngành F&B tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025
Xem thêm