|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 18/03/2025 10:19

63 Cục Quản lý thị trường chính thức được chuyển giao về các địa phương

Bộ trưởng Bộ Công Thương chính thức trao biên bản bàn giao Cục Quản lý thị trường từ Bộ này về UBND các tỉnh, thành phố theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

63 Cục Quản lý thị trường chính thức được chuyển giao về các địa phương
- Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao biên bản bàn giao Cục Quản lý thị trường từ Bộ Công Thương về UBND các tỉnh, thành phố - Ảnh: VGP

Tại Hội nghị chuyển giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về địa phương quản lý, chiều 17/3, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hiện tại có 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã ký kết chuyển giao.

Nghị định 40/2025/NĐ-CP quy định, Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại, trong đó có QLTT. Theo đó, lực lượng quản lý thị trường có chức năng kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả; có chức năng nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát, kiểm tra lực lượng trên toàn quốc.

Cục trưởng Trần Hữu Linh lưu ý, thay đổi mô hình cần tránh cát cứ địa bàn, đảm bảo tính liên thông, sự phối hợp giữa các địa phương với Bộ Công Thương trong công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại.

Ông cũng chỉ rõ, các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp; hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng. Bên cạnh các hành vi diễn ra trên môi trường truyền thống, thương mại điện tử cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho lực lượng quản lý thị trường.

"Có sự thay đổi về mô hình tổ chức nhưng màu áo, trách nhiệm của QLTT không thay đổi, cần sự phối hợp sâu sát, chặt chẽ hơn giữa UBND các tỉnh với Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cũng như Bộ Công Thương", ông Linh nhấn mạnh.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trải qua chặng đường 68 năm xây dựng, phát triển, Quản lý thị trường đã trở thành lực lượng chủ công trên mặt trận đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại thị trường nội địa. Cùng với đó, lực lượng đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc góp phần ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Song, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nêu rõ, công tác quản lý thị trường và lực lượng Quản lý thị trường địa phương vẫn còn những hạn chế cần hoàn thiện và rút kinh nghiệm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương quan trọng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, chỉ đạo kết thúc mô hình tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường và chuyển giao các Cục Quản lý thị trường ở địa phương về UBND các tỉnh, thành phố quản lý. Việc này nhằm mục tiêu nâng cao tính chủ động, linh hoạt, nắm bắt sát tình hình thị trường, có thể phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn đối với những biến động của thị trường tại địa phương.

Ngày 26/2, Chính phủ ban hành Nghị định số 40 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. Theo đó, Bộ Công Thương được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác quản lý thị trường. Lực lượng quản lý thị trường vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Vì vậy, việc chuyển giao sẽ không làm thay đổi nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng QLTT. Tuy nhiên, chuyển đổi sang mô hình hoạt động mới sẽ đòi hỏi lực lượng QLTT cần có sự thích ứng nhanh chóng, sẵn sàng đổi mới phương pháp làm việc để phù hợp với nhiệm vụ mới.

Địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương

Do đó, Bộ trưởng đề nghị UBND và Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc tham mưu, ban hành hoặc sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành của pháp luật và những cơ chế chính sách trong công tác QLTT trong nội địa.

Chú trọng xử lý các vấn đề liên quan đến bàn giao quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công của các Cục Quản lý thị trường chuyển về địa phương quản lý; đồng thời, sớm kiện toàn cơ cấu tổ chức và công tác cán bộ để các Chi cục Quản lý thị trường ổn định bộ máy, không để bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Ngoài ra, cần chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng ở địa phương quan tâm, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường để phát huy hết sức mạnh của các đơn vị nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhất là vấn đề sử dụng hiệu quả tài sản, tài chính.

"Tôi tin với truyền thống tốt đẹp cùng sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm, giai đoạn mới lực lượng QLTT sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy những thành tích đạt được, trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác QLTT, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của đất nước" Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kỳ vọng.


Phan Trang  
Giá vàng trong nước vượt “đỉnh” 120 triệu đồng/lượng, vàng thế giới bất ngờ hạ nhiệt
Đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn
3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
Tận dụng cơ hội, củng cố nội lực cho ngành tôm Việt Nam
Xuất khẩu gạo tháng 3/2025 tăng mạnh, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Xem thêm