|
Hà Nội --°C / --%
Chủ nhật, 16/03/2025 11:11

Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân họp phiên thứ nhất

Sáng ngày 15/3, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã họp phiên thứ nhất để lên khung chương trình, các nhiệm vụ, quan điểm, mục tiêu, định hướng chính xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo đã thảo luận về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng Đề án; kết cấu Đề án; các nội dung chính của Đề án. Trong đó các đại biểu tập trung nêu bật vị trí, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, khi đất nước bước vào thời kỳ vươn mình phát triển giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng.

Ban Chỉ đạo đánh giá các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân; kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tư nhân và bài học kinh nghiệm; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới.

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân- Ảnh 2.
Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng để tiếp tục hoàn thiện Đề án, trong đó các chính sách phải đáp ứng yêu cầu: Trúng, đúng, đủ mạnh, mang tính đột phá; tính hành động cao hơn; cụ thể, rõ ràng, tính khả thi cao hơn... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Ban Chỉ đạo, kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận trong Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) và tiếp tục được khẳng định trong các Nghị quyết sau này. Đặc biệt, Nghị quyết số 10-NQ/TW, Khoá XII xác định phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có hơn 6,1 triệu cơ sở kinh doanh, trong đó có khoảng 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiếp tục là khu vực có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế.

Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.

Ban Chỉ đạo cho rằng, đất nước ta đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển, với khát vọng xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong bối cảnh đó, cần có sự đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.

Trong đó, Đề án phát triển kinh tế tư nhân phải khơi thông các điểm nghẽn, tháo gỡ rào cản thể chế; tạo ra môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch để kích hoạt, huy động tối đa nguồn lực trong dân, khai thác tiềm năng, trí tuệ và tinh thần kinh doanh; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.

Đặc biệt, phải đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách mang tính đột phá, vượt trội để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, bền vững, là lực lượng nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng để tiếp tục hoàn thiện Đề án, trong đó các chính sách phải đáp ứng yêu cầu: Trúng, đúng, đủ mạnh, mang tính đột phá; tính hành động cao hơn; cụ thể, rõ ràng, tính khả thi cao hơn; đây cũng là tinh thần chung trong xây dựng các nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật tới đây.

Nhấn mạnh đây là đề án hết sức quan trọng, nhưng cũng là đề án khó, với quan điểm xác định sản phẩm cuối cùng là Nghị quyết của Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng đánh giá các đại biểu cơ bản đồng tình với kết cấu của Đề án.

Về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, Phó Thủ tướng cho biết tại cuộc làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, tất cả các đại biểu đều thống nhất đánh giá, khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất, với những đóng góp thể hiện qua các số liệu cụ thể như chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP, hơn 56% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khoảng 82% tổng số lao động của nền kinh tế, khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Về quan điểm, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, lãnh đạo Đảng, Nhà nước với nhiều tư tưởng chỉ đạo mới cần cập nhật.

Phó Thủ tướng nêu mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, nhưng cần bảo đảm cả số lượng và chất lượng doanh nghiệp; đồng thời lưu ý làm rõ hơn nội dung về phát triển các doanh nghiệp dẫn dắt, tiên phong trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Dự thảo Đề án đã đề xuất các nhóm chính sách, Phó Thủ tướng gợi ý phân loại, làm rõ hơn chính sách với từng nhóm doanh nghiệp (như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp) và theo từng vấn đề như đất đai, tiền tệ - ngân hàng, tài chính - tài khóa, công nghệ, liên kết…

Phó Thủ tướng lưu ý, các giải pháp phải táo bạo, mạnh mẽ, đột phá, nhưng cần làm rõ hơn luận cứ, căn cứ pháp lý, căn thực tiễn, căn cứ chính trị, kinh nghiệm quốc tế để đưa ra các giải pháp này, làm rõ các giải pháp được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng và khi ban hành có tính khả thi cao không, có đi vào được cuộc sống, mang lại hiệu quả hay không.

Về các công việc tiếp theo, Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, triển khai các công việc, nhiệm vụ với tinh thần khẩn trương nhưng phải bảo đảm chất lượng tốt nhất; tinh thần là vừa chạy vừa xếp hàng, vừa tổ chức các hội thảo, hội nghị, lấy ý kiến các chủ thể liên quan, vừa nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, vừa hoàn thiện Đề án để lấy ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo để hoàn thiện đề án, trình cấp có thẩm quyền bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra.

TTTCTT  
Tận dụng cơ hội, củng cố nội lực cho ngành tôm Việt Nam
Xuất khẩu gạo tháng 3/2025 tăng mạnh, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng: Doanh nghiệp có thêm dư địa, song cần định vị chiến lược, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước, tạo kỳ tích tăng trưởng quý I/2025
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
Xem thêm