|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 27/02/2025 12:24

Giá heo hơi liên tục “nhảy múa”

“Mức giá 80.000 đồng/kg đã xuất hiện ở tỉnh Đồng Nai vào 23/2, đến ngày 26/2, do thiếu nguồn cung một số thương lái đẩy lên 81.000-82.000 đồng/kg, nếu giá heo hơi cứ tiếp tục “nhảy múa” như thế này thì ít ngày nữa có thể lên 85.000 đồng/kg”, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết.


Thiếu hụt nguồn cung giá heo hơi tiếp tục tăng cao

Từ ngày 23 – 26/2, giá heo hơi đã tăng 2.000 đồng/kg và được dự báo còn tiếp tục tăng đến mức 85.000 đồng/kg vào cuối tuần này. Giá heo hơi tăng là do thiếu hụt nguồn cung nhưng tăng chưa bằng năm 2020.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai - địa phương có ngành chăn nuôi phát triển nhất nước cho biết, giá heo hơi tăng là do nguồn cung đang bị thiếu hụt. Năm 2020 dịch tả châu Phi lần đầu tiên càn quét tất cả các trang trại chăn nuôi, chủ yếu là trang trại của các hộ nông dân và dẫn đến thiếu hụt nguồn cung ra thị trường. Tháng 4 và tháng 5/2020, giá heo hơi đã lên trên 100.000 đồng/kg, và đạt mức giá cao nhất là 105.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa


Trước đà tăng giá, nhiều người lo ngại giá heo hơi sẽ lập lại đỉnh giá của năm 2020, theo ông Đoán dù giá heo hơi mỗi ngày mỗi tăng như thế này nhưng khó có thể quay lại đỉnh giá của năm 2020, vì các doanh nghiệp, các tập đoàn phát triển chăn nuôi rất mạnh, họ vẫn còn nguồn cung rất lớn. Cụ thể, năm 2024 Công ty C.P không suất bán con giống mà để tái đàn, và năm nay đàn heo hơi của họ còn rất nhiều.

Mặt khác, năm 2020 khi giá heo hơi vượt mốc 100.000 đồng/kg, Thủ tướng Chính phủ đã cho nhập khẩu thịt heo từ nước ngoài về, và doanh nghiệp nào có khả năng thì được phép nhập khẩu từ heo sống cho đến thịt heo đông lạnh.

Việc ồ ạt nhập khẩu sản phẩm thịt heo và heo sống từ nước ngoài về đã khiến cho giá heo hơi trên thị trường nội địa giảm mạnh, chỉ còn khoảng 40.000 đồng/kg, gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi, khiến người chăn nuôi kêu cứu đến chính phủ. Nhờ vậy, việc nhập khẩu heo sống từ Campuchia, Thái Lan và heo đông lạnh đã được hạn chế.

Giá heo cần tăng ở mức vừa phải để doanh nghiệp có lãi và người tiêu dùng chấp nhận được

Năm nay nguồn cung tuy có thiếu hụt nhưng không trầm trọng như năm 2020, vì vậy cần phải hạn chế nhập khẩu nguồn thịt từ nước ngoài, vì nếu chính phủ cho nhập khẩu thì chỉ trong vòng mấy tháng nữa là nguồn cung lại dư thừa, giá heo hơi sẽ xuống thấp và người chăn nuôi lại tiếp tục thua lỗ.

Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai dự báo giá heo hơi sẽ không đạt mức đỉnh điểm như năm 2020, vì hiện nay các công ty chăn nuôi lớn đều tái đàn nhiều, mặt khác, dịch bệnh cũng được khống chế nên nguồn cung sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, đây là 2 yếu tố quyết định giá heo hơi có thể không tăng cao như năm 2020.

Nếu giá heo hơi tăng cao quá các doanh nghiệp trong ngành sẽ tăng đầu tư, và có nhiều doanh nghiệp ngoài ngành cũng “nhảy vào” đầu tư thúc đẩy chăn nuôi công nghiệp phát triển là một điều tốt. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi sau nhiều năm thua lỗ nay thấy giá tốt bà con lại ồ ạt tái đàn, khi đó dịch bệnh sẽ khó kiểm soát và dễ bùng phát dẫn đến cung cầu lại tiếp tục mất ổn định. Do vậy hầu hết người chăn nuôi đều mong muốn giá heo tăng ở mức vừa phải để họ có lãi mà người tiêu dùng vẫn chấp nhận được.

Ở góc nhìn của doanh nghiệp Top 3 công ty chăn nuôi tại Việt Nam tiên phong về vận hành hoàn thiện hệ sinh thái 3F Feed – Farm – Food, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Giá heo hơi sẽ tăng quanh mức 80.000 đồng/kg sẽ dừng lại và không cao hơn nữa, vì nếu giá heo hơi tăng cao quá người tiêu dùng sẽ chuyển sang chọn các loại thực phẩm khác để thay thế như thịt bò, thịt gà ...

Theo ông Đoán, giá heo hơi xoay quanh mức giá 80.000 đồng/kg như hiện nay doanh nghiệp nào còn hàng sẽ rất vui vì đây là mức giá rất tốt, nhưng nếu đẩy lên nữa sẽ làm cho thị trường bị hỗn loạn và sau đó có thể dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Bởi trong năm 2024, ngoài Bắc công bố dịch bệnh lở mồm long móng tàn phá rất mạnh, còn trong Nam thì bị dịch tiêu chảy cấp, bệnh này gây chết hàng loạt heo từ sơ sinh cho đến cai sữa, đó là những cái lý do dẫn bị hụt nguồn cung như hiện nay.

“Năm 2024, vào thời điểm các công ty xuất bán heo có trọng lượng khoảng 95-100 kg/con, có nhiều người mua về nuôi tiếp lên 120-130 ký/con mới xuất bán, nhưng lúc đó dịch bệnh hô hấp kèm với dịch tả Châu Phi tấn công đàn heo buộc họ phải bán sớm. Đó là lý do dẫn đến tình trạng nguồn heo có trọng lượng lớn tăng giá rất mạnh như bây giờ, nhưng với heo từ 60-70 ký/con, nếu xuất bán thì chỉ có lỗ chứ không có lời, dù mặt bằng giá chung trên thị trường vẫn cao”, ông Đoán nói.

Nguyễn Huyền  
Giá vàng trong nước vượt “đỉnh” 120 triệu đồng/lượng, vàng thế giới bất ngờ hạ nhiệt
Đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn
3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
Tận dụng cơ hội, củng cố nội lực cho ngành tôm Việt Nam
Xuất khẩu gạo tháng 3/2025 tăng mạnh, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Xem thêm