|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 08/02/2025 12:21

Lợi nhuận quý 4/2024 của OCB đạt 1.156 tỷ đồng

(EXP) - Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024, trong kỳ, lợi nhuận sau thuế của OBC lên tới 1.156 tỷ đồng, tăng 983 tỷ đồng, tương đương 568% so với quý 4/2023.

Lợi nhuận trước thuế lũy kế của OCB năm 2024 đạt 4.006 tỷ đồng giảm 3,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kết quả trong quý 4 đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với các quý trước đó. Cụ thể, lợi nhuận đạt 1.453 tỷ tăng 230,1% so với quý 3.

Trước đó, trong giai đoạn 2020-2024, lợi nhuận sau thuế của OCB lần lượt là 3.534 tỷ đồng (năm 2020), 4.405 tỷ đồng (năm 2021), 3.510 tỷ đồng (năm 2022) và 3.303 tỷ đồng (năm 2023).

Lãi ròng tại OCB trong năm 2024 giảm nhẹ dù thu nhập lãi thuần đi lên mạnh khi OCB đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Cụ thể, trong năm 2024, OCB ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 1.852 tỷ đồng, tương đương 27,4% lên 8.607 tỷ đồng. Cùng với đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng từ 882 tỷ đồng lên 931 tỷ đồng; lãi thuần từ mua bán kinh doanh tăng từ 1,5 tỷ đồng lên 2,3 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, tăng trưởng âm được ghi nhận ở một vài hoạt động. Theo đó, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm từ 389 tỷ đồng xuống 311 tỷ đồng. Thay vì khoản lời 647 tỷ đồng của năm 2023, trong năm 2024, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư gây ra khoản lỗ 188 tỷ đồng cho OCB.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến lợi nhuận của OCB giảm nhẹ trong năm 2024 chính là việc nhà băng mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này đã tăng 632 tỷ đồng, tương đương 38,8% lên 2.259 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2024, tổng tài sản của OCB đạt 280.712 tỷ đồng tăng 16,9% so với năm 2023. Đặc biệt, ngân hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng thị trường 1 đạt gần 20%, cao hơn trung bình ngành (15,08%). Trong đó, dư nợ tín dụng tiếp tục tập trung vào 2 nhóm chiến lược khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Huy động thị trường 1 đạt 192.413 tỷ đồng, tăng 14,5% so với đầu năm.

Năm 2024, OCB đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững. Cụ thể, danh mục khách hàng có sự chuyển dịch, đẩy mạnh tập trung vào nhóm khách hàng chiến lược cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân tăng 11,4%, SME tăng 51,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, ngân hàng cũng đang đẩy mạnh tài chính xanh, cung cấp nguồn vốn cho các dự án theo hướng phát triển bền vững như: năng lượng tái tạo, công trình xanh, nhà máy cung cấp nước hay nông nghiệp thông minh, nuôi trồng bền vững, tưới nhỏ giọt, lưu trữ/chứa nước. Theo số liệu thống kê đến 31/12/2024, tín dụng xanh tại OCB tăng 30% so với năm 2023.


Minh Vân  
Hơn 90% giao dịch tài chính tại tổ chức tín dụng được thực hiện qua các kênh số
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Chuyển đổi số ngân hàng góp phần không nhỏ vào thành quả chuyển đổi số quốc gia
Ngành Ngân hàng Khu vực 15: Tín hiệu tích cực từ hoạt động tín dụng
Ngày 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng
Cập nhật lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân 5 tuần qua: Đồng loạt giảm nhẹ
Giải pháp tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng làm việc với đại diện Deutsche Bank
Ngân hàng MB tái bổ nhiệm loạt nhân sự cấp cao
Techcombank “duyệt” loạt giao dịch phi tín dụng với Chủ tịch Hồ Hùng Anh và các lãnh đạo cấp cao
Ngành Ngân hàng có đủ nguồn vốn cho vay đối với Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao
TP.HCM cho vay nhà ở tăng 0,67%
Ngân hàng UOB tăng vốn điều lệ thêm 2.000 tỷ đồng, xây dựng tòa nhà trụ sở mới tại TP.HCM
Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung chuyên ngành Ngân hàng
Lãi suất cho vay được dự báo tiếp tục giảm trong năm 2025
Agribank “thiết kế” gói vay chuyên biệt hơn cho ngành lúa gạo
Ngân hàng TMCP Quân Đội thiết kế sản phẩm riêng, hỗ trợ ngành gạo ĐBSCL
Ngành Ngân hàng đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành lúa gạo
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 'bà đỡ' cho Đề án 1 triệu ha lúa ĐBSCL
Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐTV Agribank
Nỗ lực cung ứng vốn của ngành Ngân hàng được doanh nghiệp Khu vực 12 ghi nhận
Xem thêm