|
Hà Nội --°C / --%
Thứ hai, 05/05/2025 17:06

Luật hóa xử lý nợ xấu: “Rào cho kín” để tăng tiềm lực hỗ trợ doanh nghiệp

Quy mô nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn đã vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn khiến các ngân hàng rơi vào thế bị động: không thể tái đầu tư dòng vốn, vẫn phải chi trả lãi suất cho người gửi tiền, đồng thời buộc phải trích một phần lợi nhuận để lập dự phòng rủi ro cho khối nợ khổng lồ này.

Ảnh minh họa

Quy mô nợ xấu vượt 1 triệu tỷ đồng

Theo thông tin từ Hiệp hội Ngân hang Việt Nam, tính đến cuối năm 2024, tổng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã chạm mốc khoảng 1,03 triệu tỷ đồng. Chỉ trong hai tháng đầu năm 2025, con số này tiếp tục tăng thêm 34.000 tỷ đồng, nâng tổng nợ xấu lên 1,064 triệu tỷ đồng.

Trong khi đó, tốc độ xử lý nợ vẫn rất chậm, chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng. Việc xử lý nợ xấu phần lớn đến từ nguồn dự phòng rủi ro, còn khoản nợ được khách hàng tự nguyện trả chỉ vào khoảng 10.000 tỷ đồng.

Số liệu từ báo cáo tài chính quý I/2025 của các ngân hàng cho thấy nợ xấu không chỉ tăng về quy mô mà còn có xu hướng chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.

Cụ thể, tại Saigonbank, chỉ trong ba tháng đầu năm, tổng nợ xấu đã tăng 18%, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng tới 62%. VietABank cũng ghi nhận nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng vọt từ 333 tỷ đồng lên gần 1.452 tỷ đồng, tương đương 1,7% tổng dư nợ.

Tại Ngân hàng Quân đội (MB), tổng nợ xấu tính đến cuối quý I/2025 đạt 14.681 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng từ 4.599 tỷ lên 4.942 tỷ đồng; còn nợ nghi ngờ tăng mạnh 34,7%, từ 3.380 tỷ lên 4.552 tỷ đồng.

Ngay cả Vietcombank - một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất hệ thống - cũng ghi nhận tổng nợ xấu ở mức 15.036 tỷ đồng vào cuối quý I/2025, tăng 8% so với cuối năm trước.

Tại BacABank, tổng nợ xấu đến hết quý I đạt trên 1.405 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Đáng chú ý, trong khi nợ nhóm 3 và nhóm 4 (nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ) có xu hướng giảm, thì nợ nhóm 5 - tức các khoản nợ có khả năng mất vốn - lại tăng gần 20%, phản ánh rõ ràng rủi ro tín dụng ngày càng lớn.

Tỷ lệ khách hàng tự nguyện trả nợ xấu vẫn rất thấp

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu đang ở mức báo động, nhất là trong bối cảnh ý thức trả nợ của khách hàng đang có dấu hiệu “chùng” xuống.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Nghị quyết 42 hết hiệu lực ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)

Cách đây gần 8 năm, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu (Nghị quyết 42). Với nhiều quy định chặt chẽ, trong đó có quy định về quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Nghị quyết 42 đã trở thành liều thuốc mạnh để chữa “căn bệnh” chây ỳ trả nợ vay tín dụng. Minh chứng là, trước khi có Nghị quyết số 42, chỉ khoảng 20% khách hàng tự nguyện trả nợ; con số này đã tăng lên 36% sau khi nghị quyết có hiệu lực thi hành.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 42 chỉ được thực hiện trong thời hạn 05 năm từ ngày có hiệu lực thi hành (từ ngày 15/7/2017). Sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, ý thức trả nợ của người dân lại kém đi.

Trước thực tế nợ xấu gia tăng, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, cho rằng, hơn 1 triệu tỷ đồng nợ xấu hiện nay là “vốn chết”, không thể sử dụng, đồng thời kéo theo việc tài sản thế chấp cũng bị “đóng băng” do các rủi ro pháp lý. Ông cảnh báo đây là sự lãng phí lớn trong bối cảnh nền kinh tế đang khát vốn, và nợ xấu không chỉ làm giảm chất lượng tài sản ngân hàng mà còn góp phần đẩy mặt bằng lãi suất lên cao.

Tiếp tục luật hóa nguyên tắc “vay là phải trả”

Để giải quyết tình trạng nợ xấu gia tăng, bà Nguyễn Tuyết Dương - thành viên hội đồng thành viên Agribank cho rằng, nguyên tắc vay là phải trả nợ. Vì tiền mà ngân hàng cho vay ra là ngân hàng đã huy động của người dân.

Đồng tình ý kiến, Phó Chủ tịch điều hành kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho rằng: Người vay vốn ngân hàng thì phải có trách nhiệm trả nợ. Nếu không có khả năng trả nợ đúng hạn thì khách vay phải tự nguyện bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng hoặc xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ cho ngân hàng. Không thể chây ỳ được. Tuy nhiên, không phải ngân hàng có quyền thu giữ tài sản là cứ thu giữ mà phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Do đó, để thu hồi và xử lý nợ xấu hiệu quả, các ngân hàng đều đề nghị luật hóa nghị quyết 42. Đại diện cho HDBank, ông Biên mong muốn Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi lần này cho phép ngân hàng chủ động được thu giữ tài sản đảm bảo để thu hồi nợ như quy định của nghị quyết 42.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng đã được Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra sơ bộ; được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 23/4 và trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Một trong những nội dung được quan tâm nhất là đề xuất luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng khi có thỏa thuận với bên vay.

Bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội, ủng hộ việc đưa một số quy định từ Nghị quyết 42 vào Luật Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là quyền thu giữ tài sản đảm bảo. Bà cho rằng điều này không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi ngân hàng mà còn đảm bảo an toàn cho tiền gửi của người dân.

Dù vậy, nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị, dù luật hóa Nghị quyết 42 là cần thiết, song cũng cần “rào cho kín”. Theo đó, trao cho tổ chức tín dụng quyền thu giữ tài sản đảm bảo, song cũng phải quy định chặt chẽ về nguyên tắc, điều kiện ràng buộc để tránh lạm dụng. Quan trọng nhất là ngân hàng và người vay phải xây dựng được văn hóa cho vay, ngân hàng cho vay và giám sát sử dụng vốn vay đúng mục đích, khách hàng có thiện chí trả nợ, thì thu giữ tài sản đảm bảo sẽ không phải dùng đến.

Trần Huyền  
Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm sau khi vượt mốc 25.000 VND/USD
Tháng 5/2025: Huy động 18.049 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Tín dụng ưu đãi cho người trẻ: Mở rộng cánh cửa an cư
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm việc với IMF về lĩnh vực ngân hàng số và tài sản mã hóa
Dự án kho dữ liệu tài khoản nghi ngờ: BIDV mở màn, kế đến là Vietcombank, MB, Vietinbank, Agribank nhập cuộc
Tỷ giá giảm nhẹ
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025: Kiến tạo hệ sinh thái tài chính thông minh, nhân văn và toàn diện
Tỷ giá trung tâm tăng nhẹ: ngân hàng thương mại đồng loạt giảm giá USD, diễn biến trái chiều giữa các ngoại tệ
BIDV khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển ngân hàng số
Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh giới thiệu giải pháp thanh toán tích hợp tại ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ
VietinBank nhận giải thưởng quốc tế dành cho ngân hàng doanh nghiệp
Vietcombank ký kết hợp tác với IDICO, đồng hành cùng DN chuyển đổi bền vững
Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp Giám đốc Nhóm nước số 7 tại AIIB
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Từ định hướng chiến lược dài hạn đến đổi mới sáng tạo trong nội tại tổ chức
Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất, thị trường ngoại hối trong nước điều chỉnh giảm
Thị trường ngoại tệ chịu áp lực từ căng thẳng thương mại Mỹ – EU

Tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch, hiện đại hóa sản xuất tại An Giang
Chuyển đổi số ngân hàng 2025: Kết nối dữ liệu, an toàn giao dịch
Agribank mở rộng phạm vi và nâng quy mô chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Xem thêm