|
Hà Nội --°C / --%
Thứ hai, 14/04/2025 06:46

Những nông sản chủ lực giữ phong độ thúc đẩy tăng trưởng nông sản quý I cao kỷ lục trong 4 năm qua

Quý I/2025, tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,74%, cao nhất trong 4 năm qua. Hầu hết các mặt hàng chủ lực đều đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước, như: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,95 tỷ USD (tăng 11,6%); cà phê 2,88 tỷ USD (tăng 49,5%); cao su 765,8 triệu USD (tăng 26,1%); tôm 943 triệu USD (tăng 37,8%).

tang-truong-nong-lam-thuy-san-1-1744547657.jpg
Quý I/2025, tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,74%, cao nhất trong 4 năm qua. Hầu hết các mặt hàng chủ lực đều đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước.(Ảnh minh họa)

Chiều 13/4, thông tin tại Hội nghị giao ban công tác quý I, nhiệm trọng tâm tháng Tư và quý II/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết trong 3 tháng qua, tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,74%.

Theo ông Duy, con số tăng trưởng 3,74% trên là mức tăng cao nhất trong quý I của 4 năm gần đây, tính từ năm 2022 đến nay (mức tăng trưởng trong quý I/2022 tăng 3,36%; quý I/2023 tăng 3,01%; quý I/2024 tăng 3,50%).

Thông tin thêm, Chánh Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Văn Thành, cho biết trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD (tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024).

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 8,53 tỷ USD (tăng 12,2%); giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD (tăng 18,5%); giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,29 tỷ USD (tăng 18,1%); xuất khẩu lâm sản đạt 4,21 tỷ USD (tăng 11,2%); giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 549,5 triệu USD (tăng 19,6%).

Hầu hết các mặt hàng chủ lực đều đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước, như: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,95 tỷ USD (tăng 11,6%); cà phê 2,88 tỷ USD (tăng 49,5%); cao su 765,8 triệu USD (tăng 26,1%); tôm 943 triệu USD (tăng 37,8%). Riêng gạo 1,14 tỷ USD (giảm 19,7%); hàng rau quả 1,14 tỷ USD (giảm 11,3%).

tang-truong-nong-lam-thuy-san-2-1744547696.jpg
Quý I/2025, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 8,53 tỷ USD (tăng 12,2%).(Ảnh minh họa)

Kim ngạch nhập khẩu ba tháng qua đạt 11,32 tỷ USD (tăng 13,1%). Trong đó giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản từ châu Mỹ tăng 21,8% (đạt 3,1 tỷ USD); châu Á giảm 0,5% (đạt 3,03 tỷ USD); châu Âu tăng 22% (đạt 506 triệu USD) và Châu Phi tăng 119,2% (đạt 356 triệu USD), châu Đại Dương tăng 6,3% (đạt 438 triệu USD).

Trong 3 tháng đầu năm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đã chủ động, linh hoạt, kịp thời trong phản ứng chính sách, ứng phó với những biến động của tình hình thế giới và trong nước.

Theo đó, Bộ trưởng và các Thứ trưởng đã quyết liệt, sâu sát trong chỉ đạo nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách như: Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp và môi trường, và tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2025; tổ chức Hội nghị về ổn định thị trường lúa gạo.

Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chuẩn bị kịch bản, giải pháp ứng phó với việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế đối ứng với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam; làm việc với một số hội, hiệp hội ngành hàng về hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

tang-truong-nong-lam-thuy-san-3-1744547725.jpg
Năm 2025, phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong năm nay đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và môi trường cũng rà soát, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường để thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Trong tháng Tư và quý II/2025, đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết ngành sẽ tiếp tục phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của ngành và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản./.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành kế hoạch hành động và mục tiêu phát triển của ngành năm 2025. Trong đó phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong năm nay đạt 65 tỷ USD, phấn đấu đạt 70 tỷ USD.

Để đảm bảo mục tiêu đề ra, kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Môi trường nêu 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới.

Thứ nhất là các đơn vị trong toàn bộ nâng cao nhận thức, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Thứ hai là hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ tăng trưởng ngành và xuất khẩu nông lâm thủy sản; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, ngân hàng hoàn thiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các dự án xanh, thúc đẩy tín dụng xanh và đầu tư vào các ngành kinh tế thân thiện với môi trường.

Thứ ba, bộ này sẽ tập trung cơ cấu lại các tiểu ngành, lĩnh vực và trong từng ngành thực chất, hiệu quả, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số; đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao hiệu quả từ nông sản có giá trị thấp sang nông sản có giá trị cao; chú trọng xây dựng những vùng nguyên liệu lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát thải thấp.

Giải pháp thứ tư là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp với mục tiêu là mỗi lĩnh vực giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính giảm ít nhất 30% thời gian xử lý, giảm ít nhất 30% chi phí chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Thứ năm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định sẽ thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong cấp phép, kiểm soát mã số vùng trồng, vùng nuôi, ao nuôi bảo đảm truy xuất nguồn gốc; nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch nông sản quốc gia để đưa nông sản Việt Nam đến thị trường quốc tế nhanh và hiệu quả hơn.

Giải pháp thứ sáu là thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Theo đó, đối với thị trường xuất khẩu, ngành nông nghiệp xác định sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường truyền thống, các thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn (Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc...); mở cửa các thị trường mới.

Thứ bảy là thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản; khơi thông nguồn lực nội tại của ngành nông nghiệp và môi trường, tạo không gian mở, động lực mới thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn; xây dựng, cập nhật các kịch bản phòng chống thiên tai...

Giải pháp thứ tám là đẩy mạnh truyền thông phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Bình Châu  
Nông dân Đắk Lắk từng bước chuyển sang canh tác cà phê thông minh
Những nông sản chủ lực giữ phong độ thúc đẩy tăng trưởng nông sản quý I cao kỷ lục trong 4 năm qua
Doanh nghiệp cần quan tâm duy trì đảm bảo vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam tại Philippines
Vượt qua 'trái cây vua' xuất khẩu chuối bứt tốc tăng trưởng trong những tháng đầu năm
Hợp tác xã cần nhanh chóng chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Hợp tác mở rộng mô hình canh tác bền vững và thúc đẩy canh tác lúa, sầu riêng, cà phê hiệu quả
Trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường
Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành kế hoạch hành động với 8 nhiệm vụ giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 4%
Giá tăng cao nhưng Đắk Lắk đối diện với thiếu hụt nguồn cung cà phê và hồ tiêu
Doanh nghiệp đảm bảo thu mua tôm nguyên liệu không để đứt gãy chuỗi sản xuất do chính sách thuế mới của Mỹ
Khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần tích hợp công nghệ mới và thúc đẩy tăng trưởng xanh
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình  - Bài 2: Nông dân “thắng lớn” với lúa chất lượng cao
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I đạt thặng dư 4,4 tỷ USD
Giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp kỳ vọng đạt trên 4%
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
Phát huy vai trò 'cầu nối 4 nhà' của Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngày 4/4 diễn ra Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” tại Cần Thơ
Chiến lược “Xanh hóa vùng nuôi” – Tiếp đà cho ngành tôm bứt phá trong năm 2025
Phát triển thương hiệu tôm Việt xanh và sạch
Ngày 4/4 diễn ra Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới” tại Cần Thơ
Xem thêm