|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 24/04/2025 08:01

Sản phẩm OCOP “vươn tầm”, tăng độ nhận diện kinh tế nông thôn

Mới đây, ngày 23/4 Học viện Cán bộ TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP.HCM”, nhằm vạch ra những hướng đi mang tính đột phá cao cho sản phẩm OCOP; đồng thời phấn đấu trở thành biểu tượng trên bức tranh toàn diện về kinh tế nông thôn mới.

san-pham-ocop-1745428321.jpg
Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại TP.HCM", ngày 23/4.

Những “rào cản” trên lộ trình phát triển sản phẩm OCOP

Theo bà Hoàng Thị Mai, Chi cục trưởng Chi cục Kinh tế Hợp tác nhấn mạnh những nguyên nhân chính, đó là "Tốc độ đô thị hóa khiến vùng nguyên liệu đặc trưng ngày càng thu hẹp, trong khi sản phẩm 5 sao đòi hỏi nguồn nguyên liệu ổn định và quy mô lớn. Thêm vào đó, 60% cơ sở sản xuất OCOP gặp khó trong nâng cấp tay nghề lao động và tiếp cận vốn, còn chi phí đầu vào tăng cao đe dọa sự phát triển bền vững".

TP. HCM trung tâm kinh tế sôi động, không chỉ là bức tranh đô thị hiện đại mà còn ẩn chứa những mảng xanh nông nghiệp giàu tiềm năng. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang trở thành động lực để thành phố kích hoạt giá trị nông thôn, nhưng hành trình này không thiếu thách thức.

Tính đến giữa năm 2024, TP. HCM có 191 sản phẩm OCOP, với 79 sản phẩm 4 sao và 112 sản phẩm 3 sao, nhưng chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao. PGS.TS Vương Đức Hoàng Quân, Phó Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động, nhận định số lượng này còn khiêm tốn so với các tỉnh thành khác.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP. HCM, cho biết chỉ 35% sản phẩm OCOP được phân phối qua siêu thị và sàn thương mại điện tử, phản ánh khó khăn trong xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Một số công chức cấp cơ sở còn thiếu chủ động trong hỗ trợ doanh nghiệp, trong khi chính sách riêng cho OCOP chưa rõ ràng, chủ yếu lồng ghép vào các chương trình chung.

Tuy nhiên, TP. HCM không ngừng thể hiện tinh thần quyết tâm, đưa sản phẩm OCOP vươn mình, tăng độ nhận diện hơn nữa. PGS.TS Nguyễn Văn Y, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP. HCM, nhấn mạnh OCOP là một trong sáu chương trình trọng tâm để xây dựng nông thôn mới, khai thác thế mạnh nông nghiệp và làng nghề đặc trưng.

san-pham-ocop-2-1745428327.jpg
Các chuyên gia và doanh nghiệp cùng chỉ ra những khó khăn, đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm đẩy mạnh sản phẩm OCOP trở thành biểu tượng kinh tế nông thôn.

Phấn đấu đưa sản phẩm OCOP trở thành biểu tượng của kinh tế nông thôn

Để vượt qua rào cản, các chuyên gia đề xuất liên kết vùng với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương để đảm bảo nguồn nguyên liệu. TS. Nguyễn Minh Nhựt kêu gọi chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và đẩy mạnh quảng bá qua các kênh số như Shopee, Lazada.

Theo ông Lâm Ngọc Tuấn - Đại diện Hợp tác xã Tuấn Ngọc cho biết: “Nếu có mạng lưới kết nối nông dân và doanh nghiệp, cùng các khóa đào tạo kỹ năng, sản phẩm OCOP sẽ dễ dàng vươn xa". Còn PGS.TS Vương Đức Hoàng Quân đưa ra góc nhìn mới, OCOP không chỉ là sản phẩm mà là hệ sinh thái kinh tế, bao gồm cả dịch vụ và sản phẩm phi nông nghiệp như thủ công mỹ nghệ. Ứng dụng công nghệ số, từ sản xuất đến phân phối, sẽ giúp OCOP linh hoạt hơn, phù hợp với đặc thù đô thị.

Từ những khó khăn hiện tại, thành phố có cơ hội biến thách thức thành động lực, đưa OCOP trở thành niềm tự hào, khẳng định sức sống nông nghiệp giữa lòng đô thị hiện đại. Hành trình này không chỉ thúc đẩy kinh tế mà còn góp phần làm giàu bản sắc văn hóa TP. HCM trên bản đồ quốc gia và quốc tế.

"Xây dựng nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt cho OCOP TP. HCM, tích hợp công nghệ truy xuất nguồn gốc để tăng niềm tin người tiêu dùng. Với những giải pháp này, TP. HCM đang đặt nền móng để OCOP không chỉ là sản phẩm nông thôn mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và bền vững" - PGS.TS Quân đề xuất.

Đặc biệt, phải ứng dụng được công nghệ trong quy trình sản xuất gồm chế biến và bảo quản. Sản phẩm OCOP phải nâng cao chất lượng, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế để tiếp cận thị trường quốc tế. Việc đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và mở rộng kênh tiêu thụ cũng cần chú trọng.

Hơn nữa, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có hiểu biết về công nghệ lẫn quy định về tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng cả trong và ngoài nước./.

Võ Nga  
Sản phẩm OCOP “vươn tầm”, tăng độ nhận diện kinh tế nông thôn
Tuân thủ các quy định xuất khẩu để giữ vững thị trường
Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp và giải pháp ứng phó với thuế quan Mỹ
Xuất khẩu nông sản tăng tốc trong 'khoảng lặng' thuế quan, tìm giải pháp 'xoay trục' thị trường
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh, kỳ vọng sự bứt phá của sầu riêng
Một số điểm sáng chiến lược về chuyển đổi xanh trong nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam ký thêm 4 nghị định thư về xuất khẩu nông sản với Trung Quốc
Quốc hội sẽ xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Nông dân Đắk Lắk từng bước chuyển sang canh tác cà phê thông minh
Những nông sản chủ lực giữ phong độ thúc đẩy tăng trưởng nông sản quý I cao kỷ lục trong 4 năm qua
Doanh nghiệp cần quan tâm duy trì đảm bảo vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam tại Philippines
Vượt qua 'trái cây vua' xuất khẩu chuối bứt tốc tăng trưởng trong những tháng đầu năm
Hợp tác xã cần nhanh chóng chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Hợp tác mở rộng mô hình canh tác bền vững và thúc đẩy canh tác lúa, sầu riêng, cà phê hiệu quả
Trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường
Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành kế hoạch hành động với 8 nhiệm vụ giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 4%
Giá tăng cao nhưng Đắk Lắk đối diện với thiếu hụt nguồn cung cà phê và hồ tiêu
Doanh nghiệp đảm bảo thu mua tôm nguyên liệu không để đứt gãy chuỗi sản xuất do chính sách thuế mới của Mỹ
Khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần tích hợp công nghệ mới và thúc đẩy tăng trưởng xanh
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình  - Bài 2: Nông dân “thắng lớn” với lúa chất lượng cao
Xem thêm