|
Hà Nội --°C / --%
Chủ nhật, 20/04/2025 16:15

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh, kỳ vọng sự bứt phá của sầu riêng

Tính chung 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,164 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm chủ yếu do xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh, trong khi xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn khác tăng.

xuat-khau-rau-qua-dau-nam-2025-5-1745134077.jpg
Quý I/2025, trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh là do xuất khẩu sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những quy định của thị trường này. (Ảnh minh họa)

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 3/2025 đạt 477,4 triệu USD, tăng 52,1% so với tháng 2/2025 và tăng 2% so với tháng 3/2024. Tính chung 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,164 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2024.

Trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm chủ yếu do xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm mạnh, trong khi xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn khác tăng. Tháng 3/2025, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 215,7 triệu USD, giảm 16,4% so với tháng 3/2024. Tính chung 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 521,2 triệu USD, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Quý I/2025, trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh là do xuất khẩu sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những quy định của thị trường này. Tuy nhiên, sau thời gian gián đoạn do quy định kiểm định mới, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã dần ổn định trở lại.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn thứ hai của Việt Nam trong tháng 3/2025, đạt 46,1 triệu USD, tăng 33,8% so với tháng trước và tăng 64,8% so với tháng 3/2024. Tính chung 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Mỹ đạt 111,6 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 9,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam.

xuat-khau-rau-qua-dau-nam-2025-2-1745134138.jpg
Xoài là một trong những mặt hàng trái cây nhiệt đới Việt Nam có thế mạnh được xuất khẩu tới nhiều thị trường trên thế giới. (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý, trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tăng mạnh nhất tới thị trường Hong Kong (Trung Quốc), với mức tăng 105,1% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 15,4 triệu USD; tiếp đến là xuất khẩu sang thị trường Anh với mức tăng 73,3%, đạt 12,7 triệu USD.

Ngoài ra, xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025 sang một số thị trường lớn tăng trưởng khả quan như Nhật Bản, Australia, UAE, Đài Loan… Trong khi đó, xuất khẩu hàng rau quả tới các thị trường như Thái Lan, Hà Lan giảm.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm, tuy nhiên Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, nhưng việc quá tập trung vào thị trường này đã hạn chế khả năng khai thác các cơ hội khác. Việt Nam hiện đã ký kết và đang đàm phán tới 19 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có những thị trường rất tiềm năng như EU, Mỹ, Nhật Bản. Để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường khó tính như châu EU, Mỹ và Nhật Bản, việc ứng dụng công nghệ hiện đại và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế sẽ là yếu tố quan trọng cho sự thành công của nông sản Việt Nam.

Chủ động kiểm soát chất lượng sầu riêng để tăng tốc xuất khẩu

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I/2025 đạt 1,16 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng tháng 3/2025, giá trị xuất khẩu ước đạt gần 450 triệu USD, nhưng không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm trong hai tháng đầu năm.

Sầu riêng từng là mặt hàng chủ lực, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2024, sầu riêng đạt kim ngạch xuất khẩu 2,85 tỷ USD, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.

Tuy nhiên, trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu sầu riêng giảm tới 70% so với cùng kỳ năm 2024, khiến kim ngạch mặt hàng này tụt xuống thấp hơn cả chuối và thanh long.

xuat-khau-rau-qua-dau-nam-2025-3-1745134183.jpg
Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. (Ảnh minh họa)

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam phân tích, sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sầu riêng là yếu tố chính tác động tiêu cực đến ngành rau quả. Ông Nguyên cho biết, Trung Quốc đang kiểm tra 100% các lô hàng sầu riêng từ Việt Nam, tương tự như với Thái Lan. Điều này dẫn đến tình trạng hàng hóa phải chờ lâu tại cửa khẩu, gây hư hỏng và xuống cấp chất lượng.

Hiện tại, sầu riêng nghịch vụ đã qua, và nhiều địa phương, đặc biệt ở miền Tây, chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch chính. Tuy nhiên, ông Nguyên bày tỏ lo ngại về đầu ra của sầu riêng trong thời gian tới. Với tốc độ kiểm tra 100% như hiện nay, nguy cơ ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu vẫn cao. Ông hy vọng việc đẩy mạnh thông quan điện tử giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng với việc giảm tỷ lệ lấy mẫu, sẽ giúp rút ngắn thời gian thông quan, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu thuận lợi hơn.

Để phát triển ngành sầu riêng bền vững, ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh cần kiểm soát chất lượng ngay từ khâu sản xuất. Cụ thể, các nhà vườn cần kiểm tra mẫu sầu riêng trước khi thu hoạch 10-15 ngày để đảm bảo không có dư lượng cadimi hay chất vàng O – hai yếu tố thường bị Trung Quốc kiểm tra nghiêm ngặt. Đối với vàng O, việc kiểm soát dễ hơn vì chất này thường được sử dụng trong khâu sơ chế để làm đẹp quả. Khi thị trường nhập khẩu siết chặt kiểm soát, các cơ sở sơ chế sẽ buộc phải từ bỏ thói quen này.

Tuy nhiên, với cadimi, vấn đề phức tạp hơn vì liên quan đến chất lượng đất trồng. Ông Nguyên khuyến nghị các nhà vườn chủ động kiểm tra đất để xử lý nếu phát hiện nhiễm cadimi. Việc kiểm soát chặt từ nguồn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lô hàng bị nhiễm cadimi lẫn vào các lô hàng đạt chuẩn, đồng thời xây dựng hình ảnh kinh doanh minh bạch, bài bản với phía Trung Quốc. Điều này có thể thuyết phục Trung Quốc giảm tỷ lệ kiểm tra cadimi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu sầu riêng.

xuat-khau-rau-qua-dau-nam-2025-4-1745134219.jpg
Trang trại trồng chanh leo rộng 3ha của gia đình ông Nguyễn Ngọc Vân (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) được trồng hoàn toàn trong nhà màng, với hệ thống nước tưới tự động đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. (Ảnh Báo Lâm Đồng)

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm 2024. Trước thực trạng suy giảm kim ngạch liên tiếp 3 tháng đầu năm, mục tiêu này đang gặp nhiều thách thức. Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho biết: Một mặt Việt Nam cần đáp ứng đúng, đủ các quy định mới của Trung Quốc; mặt khác cũng cần triển khai hiệu quả hơn các giải pháp mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác.

Mặt khác, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thị trường Liên minh châu Âu (EU) ngày càng ưa chuộng các sản phẩm trái cây từ Việt Nam, gồm: xoài, dứa, thanh long, chanh leo, chôm chôm, vải, nhãn... Với lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), rau quả Việt Nam có nhiều lợi thế thâm nhập thị trường EU. Việt Nam hiện là nguồn cung ngoại khối rau, củ, quả và sản phẩm chế biến lớn thứ 24 cho EU. Đây là khu vực thị trường còn nhiều dư địa khai thác./.

Hiện nay Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam, chiếm 44,5% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, tiếp theo là Hoa Kỳ (9,6%) và Hàn Quốc (6%). Tuy nhiên, trong hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 38,9%, trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 65,5% và Hàn Quốc tăng nhẹ 0,1%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, Anh ghi nhận mức tăng mạnh nhất với 77,8%, trong khi Trung Quốc giảm sâu nhất với 38,9%.

Gần đây, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký ba nghị định thư với Trung Quốc, trong đó có hai mặt hàng rau quả là ớt và chanh leo. Ông Đặng Phúc Nguyên nhận định, hai mặt hàng này khó tạo đột phá lớn do Trung Quốc đã tự trồng được với sản lượng lớn.

Tương tự, ớt và chanh leo của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng nội địa Trung Quốc và các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ. Ông Nguyên dự báo kim ngạch xuất khẩu ớt và chanh leo sang Trung Quốc chỉ có thể tăng gấp đôi so với năm 2024, tức mỗi mặt hàng tăng thêm 100-200 triệu USD/năm. Dù đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả, hai mặt hàng này khó bù đắp được sự sụt giảm mạnh của sầu riêng. Các mặt hàng khác như chuối, dù có tăng trưởng, cũng chỉ đóng góp thêm khoảng 100-200 triệu USD.

Trên thực tế để phát triển bền vững các mặt hàng rau quả nói chung, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Cùng với đó, các chuyên gia từ Viện Cây ăn quả Miền Nam cũng đưa ra các khuyến cáo cải tiến quy trình xử lý sau thu hoạch để nâng cao chất lượng của cây ăn quả xuất khẩu.

Bình Châu  
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh, kỳ vọng sự bứt phá của sầu riêng
Một số điểm sáng chiến lược về chuyển đổi xanh trong nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam ký thêm 4 nghị định thư về xuất khẩu nông sản với Trung Quốc
Quốc hội sẽ xem xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Nông dân Đắk Lắk từng bước chuyển sang canh tác cà phê thông minh
Những nông sản chủ lực giữ phong độ thúc đẩy tăng trưởng nông sản quý I cao kỷ lục trong 4 năm qua
Doanh nghiệp cần quan tâm duy trì đảm bảo vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam tại Philippines
Vượt qua 'trái cây vua' xuất khẩu chuối bứt tốc tăng trưởng trong những tháng đầu năm
Hợp tác xã cần nhanh chóng chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Hợp tác mở rộng mô hình canh tác bền vững và thúc đẩy canh tác lúa, sầu riêng, cà phê hiệu quả
Trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường
Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành kế hoạch hành động với 8 nhiệm vụ giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 4%
Giá tăng cao nhưng Đắk Lắk đối diện với thiếu hụt nguồn cung cà phê và hồ tiêu
Doanh nghiệp đảm bảo thu mua tôm nguyên liệu không để đứt gãy chuỗi sản xuất do chính sách thuế mới của Mỹ
Khẳng định vị trí hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần tích hợp công nghệ mới và thúc đẩy tăng trưởng xanh
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình  - Bài 2: Nông dân “thắng lớn” với lúa chất lượng cao
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I đạt thặng dư 4,4 tỷ USD
Giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp kỳ vọng đạt trên 4%
Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
Phát huy vai trò 'cầu nối 4 nhà' của Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Xem thêm