|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 15/05/2025 12:57

Thời điểm thuận lợi để đẩy mạnh thương mại nông sản Việt

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Vương Quốc Anh khi làm việc với Thứ trưởng Trần Thanh Nam mới đây.

nong-san-xuat-khau-dnktx-1747255349.jpeg
Các mặt hàng chủ lực như thủy sản, gỗ, cà-phê, rau quả, hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đều là những nhóm hàng Anh có nhu cầu cao.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngày 13/5, Đoàn công tác của Bộ do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Vương quốc Anh.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đánh giá cao sự phối hợp của hai nước trong hoạt động hợp tác song phương lĩnh vực nông nghiệp và môi trường thời gian gần đây. Theo ông, hàng hóa xuất nhập khẩu hai nước không trực tiếp cạnh tranh mà bổ sung cho thị trường của nhau.

Vì vậy, phía Việt Nam mong muốn Vương Quốc Anh tiếp tục ủng hộ thúc đẩy hợp tác song phương nói chung và thương mại nông sản nói riêng theo hướng bền vững, hài hòa lợi ích và tương xứng với tiềm năng, thế mạnh đôi bên.

Về hỗ trợ đào tạo nghề, phía Việt Nam mong muốn Anh sẽ tích cực chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ hàng năm tổ chức khoảng 3 Khóa đào tạo hoặc tập huấn cho 20 học viên trong lĩnh vực đào tạo dạy nghề, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến thực phẩm, cơ giới hóa nông nghiệp.

Về hợp tác thương mại các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, Việt Nam đã mở cửa thị trường cho thịt lợn và thịt gia cầm, đồng thời đang xử lý các đề nghị mở cửa thị trường thịt bò, bột protein gia cầm, tăng số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu của Vương Quốc Anh.

"Tôi đề nghị phía Anh hỗ trợ nâng cao năng lực đào tạo, tập huấn trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm dịch thực vật; xúc tiến mở cửa thị trường. Đồng thời, tăng cường hợp tác trong việc phổ biến các quy định nhập khẩu, qua đó hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và thuốc bảo vệ thực vật (các sản phẩm an toàn hiệu quả đối với cây trồng).

nong-san-xuat-khau-dnktx2-1747255230.jpeg
Anh được xem là thị trường còn nhiều dư địa cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần.

Về thúc đẩy mở cửa thị trường với gỗ và các sản phẩm từ gỗ, Chính phủ hai nước cần nhanh chóng phối hợp, thống nhất Kế hoạch đàm phán để sớm ký kết Hiệp định thương mại gỗ giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh, tương tự nội dung Hiệp định FLEGT VPA mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với EU. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi và gỡ bỏ rào cản để doanh nghiệp hai nước hoạt động phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của hai bên", Thứ trưởng Nam chia sẻ.

Lắng nghe các ý kiến từ phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề Nông thôn Vương Quốc Anh Daniel Zeichner nhất trí rằng đây là thời điểm thuận lợi để hai nước đẩy mạnh thương mại nông sản.

“Hai bên cần xem xét mở cửa thị trường mạnh mẽ hơn đối với các mặt hàng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, để hiện thực hoá mục tiêu này, tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm sẽ là yếu tố then chốt”, ông Daniel Zeichner nhấn mạnh.

Bộ trưởng Daniel Zeichner cũng đề nghị Tham tán Nông nghiệp của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò trong việc hỗ trợ, kết nối thị trường và thúc đẩy các chương trình hợp tác song phương.

Trên cơ sở Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được hai Bộ ký kết tháng 11/2022, hai Bộ sẽ phối hợp xây dựng kế hoạch hành động, với trọng tâm về lĩnh vực kiểm soát an toàn thực phẩm, nhằm cụ thể hoá các cam kết đã ký trong Bản ghi nhớ.

Cụ thể, hai bên đã thống nhất tăng cường phối hợp trong kiểm soát và xử lý các vướng mắc liên quan đến các lô hàng nông, lâm, thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm trong xuất nhập khẩu giữa hai nước. Đồng thời, dự kiến sẽ tổ chức trao đổi đoàn công tác để học hỏi kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng, thanh tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm và đánh giá rủi ro khi tiếp cận thị trường mới.

Bên cạnh đó, có kế hoạch tổ chức 1-2 chương trình hằng năm để đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho khoảng 15 cán bộ. Phía Việt Nam mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Anh để xây dựng mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm chủ lực, thí điểm với 3 chuỗi: rau quả, thịt lợn chế biến và thủy sản.

Sơn Trần  
Thời điểm thuận lợi để đẩy mạnh thương mại nông sản Việt
Thúc đẩy nền nông nghiệp thông minh từ nông nghiệp chính xác
Gắn kết doanh nghiệp với nông dân để phát triển nền nông nghiệp bền vững
Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo: Hiện thực lộ trình phát triển lúa gạo bền vững và giảm phát thải
Chè Thái Nguyên trên hành trình trở thành nông sản chiến lược xuất khẩu tỷ đô
Cà Mau đẩy mạnh phát triển, hướng tới trung tâm kinh tế biển quốc gia
Giá cà phê giảm nhiệt: Tác động từ tồn kho tăng và áp lực thị trường
Nông dân Hà Tĩnh dùng máy bay không người lái chăm sóc cây trồng
Giá ca cao tăng kỷ lục: Nông dân mừng - doanh nghiệp lo
Liên kết xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở Đắk Nông
Cơ hội và thách thức với ngành nông nghiệp Việt Nam để thu hút FDI
Thanh Hóa: Bật dậy tiềm năng nông nghiệp bền vững bằng chuyển đổi số
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với hạn hán
Sản phẩm OCOP “vươn tầm”, tăng độ nhận diện kinh tế nông thôn
Tuân thủ các quy định xuất khẩu để giữ vững thị trường
Việt Nam chuẩn bị 3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp và giải pháp ứng phó với thuế quan Mỹ
Xuất khẩu nông sản tăng tốc trong 'khoảng lặng' thuế quan, tìm giải pháp 'xoay trục' thị trường
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh, kỳ vọng sự bứt phá của sầu riêng
Một số điểm sáng chiến lược về chuyển đổi xanh trong nông nghiệp Việt Nam
Việt Nam ký thêm 4 nghị định thư về xuất khẩu nông sản với Trung Quốc
Xem thêm