|
Hà Nội --°C / --%
Thứ hai, 12/05/2025 09:40

Tiêu điểm chứng khoán: Khởi sắc nhờ khối ngoại và hệ thống KRX đi vào vận hành, FPT được khối nội tiếp sức

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tuần giao dịch tích cực với 4/5 phiên tăng điểm, VN-Index kết tuần tại 1.267,3 điểm, tăng tổng cộng 41 điểm (+3,34%).

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng tăng 2,19 điểm (+1,03%) lên 214,13 điểm. Tâm lý thị trường được cải thiện rõ rệt nhờ yếu tố kỹ thuật vượt đường SMA 200 ngày, dòng tiền nội hoạt động sôi động và sự trở lại mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài.

Phiên đầu tuần 05/5 là dấu mốc quan trọng khi hệ thống giao dịch KRX chính thức vận hành. Sự kiện này không chỉ mang yếu tố kỹ thuật mà còn tạo hiệu ứng tâm lý tích cực cho nhà đầu tư. Mặc dù có một số hiện tượng gián đoạn nhẹ trong 15 phút đầu phiên ATO, việc hệ thống KRX vận hành ổn định sau đó đã góp phần tạo niềm tin vào tính thông suốt và hiện đại của hạ tầng giao dịch, mở ra cơ hội mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tiêu điểm chứng khoán: Khởi sắc nhờ khối ngoại và hệ thống KRX đi vào vận hành, FPT được khối nội
VN-Index tăng 4/5 trong tuần qua

Ngay trong phiên đầu tiên, VN-Index tăng gần 14 điểm với độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên mua. Cổ phiếu VIC và VHM lần lượt tăng 2,94% và 4,28%, là hai trụ cột chính dẫn dắt chỉ số.

Dòng tiền bắt đầu lan tỏa rộng hơn trong những phiên tiếp theo, đặc biệt là vào ngày 08/5 khi VN-Index tăng gần 20 điểm – mức tăng mạnh nhất tuần. Thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể. Tổng giá trị giao dịch trên HOSE cả tuần đạt hơn 85.822 tỷ đồng, bình quân mỗi phiên khoảng 17.164 tỷ đồng. Trong đó, phiên ngày 08/5 ghi nhận giá trị khớp lệnh cao nhất với hơn 19.000 tỷ đồng. Sự đồng thuận ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như FPT, TCB, BID, HPG, LPB… cùng với sự hưng phấn lan tỏa từ nhóm bất động sản đã góp phần duy trì xu thế tăng điểm.

Mặc dù thị trường hạ nhiệt trong phiên cuối tuần (09/5) khi VN-Index điều chỉnh nhẹ 2,5 điểm, xu hướng trung hạn vẫn được đánh giá tích cực. VN-Index hiện đang kiểm định vùng kháng cự quan trọng 1.270–1.300 điểm. Tính đến cuối tuần, chỉ số này đã vượt đường trung bình động 200 ngày, củng cố kỳ vọng về xu thế hồi phục sau nhịp điều chỉnh tháng 4.

Khối ngoại trở lại: Mua ròng 1.222 tỷ đồng

Một trong những động lực quan trọng giúp thị trường khởi sắc là dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại mua ròng tổng cộng 1.222 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó riêng HOSE đạt 1.208 tỷ và HNX gần 13 tỷ đồng. Đây là tuần thứ hai liên tiếp khối ngoại duy trì trạng thái mua ròng – điều chưa từng xảy ra kể từ đầu năm 2025.

Cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất là DXG (264,2 tỷ đồng), theo sau là VIC (261,5 tỷ), NLG (225,5 tỷ), MBB, MSN, HPG, FPT, CTG, PNJ... Trong khi đó, áp lực bán ròng tập trung vào VCB (-424,9 tỷ), VHM (-334,7 tỷ), SSI, VPB, VNM, FPT. Tuy vậy, diễn biến giá không hoàn toàn đi cùng chiều với giao dịch khối ngoại. Một số mã như FPT, dù bị bán ròng vẫn ghi nhận mức tăng tích cực, đóng góp hơn 14 điểm cho chỉ số VN30-Index nhờ sự tham gia mạnh từ nhà đầu tư trong nước.

Ngoài nhóm bất động sản hút vốn mạnh, các ngành như công nghệ, dầu khí và hàng không cũng có tuần giao dịch khởi sắc. FPT tăng 4,19% trong phiên 08/5 và đóng góp đáng kể cho chỉ số. SHB và PLX là hai cổ phiếu khác ghi nhận thanh khoản bùng nổ. LPB cũng gây ấn tượng với mức tăng 4,39% trong phiên cuối tuần – phiên thị trường điều chỉnh nhẹ nhưng cổ phiếu này vẫn bứt phá.

Ở phía ngược lại, nhóm cổ phiếu chứng khoán và bảo hiểm chịu áp lực điều chỉnh. VCI, SSI, HCM, PVI, BVH... đều giảm điểm trong tuần qua, dù nhiều cổ phiếu trong số này có thanh khoản khá cao. Nhóm ngân hàng cũng giao dịch giằng co với sự phân hóa rõ nét: VCB và BID bị bán mạnh, trong khi LPB, TCB lại duy trì sắc xanh.

Cổ phiếu trụ luân phiên dẫn dắt, bất động sản và công nghệ khởi sắc

Đóng góp lớn nhất vào đà tăng của VN-Index tuần này là VIC với 8,16 điểm, kế đến là VHM (3,81 điểm), GVR, FPT, TCB, GAS, BSR, LPB… Ngược lại, VCB gây áp lực giảm nhiều nhất với mức lấy đi 1,39 điểm của chỉ số. Riêng với chỉ số VN30-Index, FPT là mã tích cực nhất với mức ảnh hưởng hơn 14 điểm.

Trong nhóm ngành, bất động sản nổi bật nhất với chuỗi tăng điểm ấn tượng. Bộ đôi VIC–VHM tăng mạnh trong nhiều phiên, trong khi các mã như DXG, NLG, KDH, HDC, PDR, KBC cũng đồng loạt bật tăng. Chỉ số đại diện nhóm bất động sản trên HOSE (VNReal) tăng tới 2,79%. Dòng tiền quay lại mạnh mẽ, cả từ nhà đầu tư nội lẫn khối ngoại.

Công nghệ thông tin là nhóm dẫn dắt kế tiếp nhờ sự nổi bật của FPT. Ngành tiêu dùng thiết yếu có sự tăng giá tại MCH, DBC, MML, SAB, trong khi một vài mã như ANV, MPC, PAN lại giảm nhẹ. Ngược lại, nhóm tiện ích, nhựa, phân bón và vật liệu xây dựng nhìn chung giao dịch yếu.

Trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ITC gây chú ý khi tăng hơn 18% trong tuần. Ở chiều giảm, RAL mất hơn 12% và quay về vùng đáy cũ tháng 4 – dấu hiệu kỹ thuật tiêu cực.

Tổng thể, tuần giao dịch đầu tháng 5/2025 khép lại trong trạng thái lạc quan. Dù áp lực chốt lời có dấu hiệu quay trở lại ở phiên cuối tuần, xu hướng hồi phục vẫn chiếm ưu thế. VN-Index hiện đang tiệm cận vùng kháng cự mạnh và được kỳ vọng sẽ hướng tới mốc 1.300 điểm nếu dòng tiền duy trì tích cực. Trong bối cảnh hệ thống KRX đã vận hành ổn định và khối ngoại quay lại mua ròng, kỳ vọng nâng hạng thị trường vào cuối năm đang dần trở nên khả thi hơn bao giờ hết.

Hữu Kiên  
Tiêu điểm chứng khoán: Khởi sắc nhờ khối ngoại và hệ thống KRX đi vào vận hành, FPT được khối nội tiếp sức
Vincom Retail: 49 triệu lượt khách tới Vincom mua sắm và giải trí, lãi vượt 1.100 tỷ
Ngân hàng VIB: Lợi nhuận quý I giảm xuống dưới 2.500 tỷ, chất lượng tài sản vẫn là thách thức
Hòa Phát báo lãi vượt 3.300 tỷ đồng trong quý I, còn cách khá xa mục tiêu cả năm
TPBank công bố lãi hơn 2.100 tỷ đồng, giành “ngôi vương” trả thu nhập cho nhân viên
VIC và GVR bứt phá kịch trần – Sắc xanh lan tỏa mạnh mẽ nhờ kỳ vọng chính sách và ngoại lực quay lại
FPT: Quý đầu năm tăng trưởng hai chữ số, lợi nhuận lập đỉnh mới
Techcombank: Lãi quý I mất mốc 6.000 tỷ, sản phẩm liên quan “Anh trai vượt ngàn chông gai” bật mạnh
Masan mở màn 2025: lợi nhuận bật tăng, củng cố “siêu nền tảng” tiêu dùng – bán lẻ
Ngân hàng ACB giảm tốc lợi nhuận quý I, kiểm soát tốt nợ xấu
VietinBank: Lợi nhuận quý I xấp xỉ 5.500 tỷ, tăng trưởng gần 10%
Vietjet Air: Doanh thu quý I/2025 tiến sát 18.000 tỷ đồng, thu từ phí hành lý, suất ăn chiếm đáng kể
Sabeco: Lợi nhuận lao dốc trong quý I
SSI 'mở van' tăng trưởng quý I, lợi nhuận vượt 1.000 tỷ
Gần 1,8 triệu tỷ đồng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm
Novaland: Doanh thu bán hàng quý đầu năm gấp 2,5 lần cùng kỳ, sắp thoát 'thế kẹt'
Thế Giới Di Động công bố kinh doanh lãi bình quân mỗi ngày đạt gần 1 triệu USD
Vietnam Airlines công bố doanh thu vượt 30.000 tỷ nhờ khách quốc tế phục hồi mạnh, khách Nhật Bản tăng đột biến
Chứng khoán Việt Nam ngày đầu vận hành hệ thống KRX: Họ Vingroup tiếp tục dẫn dắt, khối ngoại xả mạnh FPT
Vinhomes: Doanh số bán hàng quý I/2025 vọt lên 35.000 tỷ đồng, lợi nhuận tăng gấp ba cùng kỳ
Xem thêm