|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 07/02/2025 06:38

Tín dụng chính sách “gieo sức sống” mới ở An Giang

Khi cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng, nguồn vốn tín dụng chính sách của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh An Giang đã đến với từng xóm làng, từng ngày “thay da, đổi thịt” cuộc sống của người dân vùng đất An Giang.

giai-ngan-von-chinh-sach-cho-khach-hang..jpg

Nhiều năm qua, mục tiêu giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền địa phương, với nhiều dự án đã được đầu tư cho các chương trình giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, cơ bản xóa xong hộ đói, giảm hộ nghèo.

Bên cạnh đó, số lao động có việc làm tăng lên, sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt, từng bước xây dựng An Giang là tỉnh phát triển khá trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Có được kết quả tích cực trên, không thể thiếu động lực quan trọng từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.

Ông Trần Thế Loan, Giám đốc NHCSXH tỉnh An Giang chia sẻ, năm qua tổng nguồn vốn đơn vị đạt 5.584 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn Trung ương chuyển về là 4.600 tỷ đồng, tăng 456 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 82,36% trong tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất là 628 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 11,23% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương là 358 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 196% kế hoạch, chiếm tỷ lệ 6,41% trong tổng nguồn vốn (gồm nguồn vốn nhận ủy thác tỉnh 218 tỷ đồng, huyện 140 tỷ đồng).

Đáng chú ý, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng đạt 5.545 tỷ đồng, tăng 11,11% so với đầu năm; bình quân một hộ có dư nợ 37,03 triệu đồng; đạt 99,77% chỉ tiêu tăng dư nợ được giao năm 2024, trong đó: dư nợ nguồn vốn trung ương đạt 5.199 tỷ đồng, dư nợ nguồn vốn địa phương đạt 346 tỷ đồng, bao gồm các chương trình cho vay của nguồn vốn địa phương: hộ nghèo 3,91 tỷ đồng, hộ cận nghèo 678 triệu đồng, hộ mới thoát nghèo 35,8 tỷ đồng, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 1,2 tỷ đồng, hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm 260 tỷ đồng, xuất khẩu lao động 38 tỷ đồng, cho vay nhà trả chậm (KFW) 2,4 tỷ đồng, hộ nghèo về nhà ở 1,2 tỷ đồng, cho vay khác (đề án 2589) 2 tỷ đồng.

Có thể thấy, tín dụng chính sách đã góp phần không nhỏ vào việc “gieo sức sống mới” giải quyết, tạo việc làm, cải thiện đời sống, phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Hiệu quả sử dụng vốn vay của các đối tượng chính sách trên địa bàn đã giúp cho 35.090 lượt hộ được vay vốn, cụ thể: Chương trình hộ nghèo cho vay mới đạt 336 lượt khách hàng; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 7.218 lượt khách hàng; cho vay hộ cận nghèo đạt 2.179 lượt khách hàng; cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn đạt 4.540 lượt khách hàng; cho vay giải quyết việc làm được 5.478 lượt khách hàng; cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn được 1.186 lượt khách hàng; cho vay Nhà ở xã hội được 21 lượt khách hàng...

Từ các nguồn vốn chương trình tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện, cùng các nguồn lực khác đã góp phần đưa các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo; bộ mặt nông thôn, vùng sâu vùng xa không ngừng được đổi mới, phát triển.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả thời gian tới, NHCSXH tỉnh An Giang tiếp tục tập trung huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội phấn đấu chỉ tiêu giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 đến cuối năm đạt trên 12%, giảm nợ quá hạn xuống mức dưới 0,45% trên tổng dư nợ, giảm số hộ, nâng mức cho vay các chương trình, đảm bảo đầu tư vốn hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; từng bước nâng mức dư nợ bình quân/hộ lên 43 triệu đồng/khách hàng.

Bên cạnh đó, tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, nhất là những chương trình tín dụng mới; tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng Tổ Tiết kiệm và vay vốn, hoạt động của điểm giao dịch xã, phường, thị trấn; đảm bảo 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận và sử dụng dịch vụ của NHCSXH.

Th.s Trần Trọng Triết  
Bình Dương mở rộng quan hệ hợp tác, tạo sức hút lớn cho các nhà đầu tư chất lượng
Cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng thiếu cát, chậm tiến độ
Triển khai thanh toán thẻ NAPAS tại tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TP.HCM
Tỉnh Long An coi doanh nghiệp là bạn để cùng đồng hành, cùng phát triển
Biến ước mơ của nhiều hộ nghèo tỉnh Long An thành hiện thực
Agribank An Giang góp sức phát triển kinh tế địa phương
Tín dụng chính sách “gieo sức sống” mới ở An Giang
Trà Vinh phấn đấu tăng trưởng tín dụng chính sách đạt từ 8 -10% trong năm 2025
Thúc đẩy dòng chảy “tín dụng xanh” vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng
Tôi mơ Lý Sơn sẽ trở thành huyện đảo hạnh phúc nhất thế giới
Quảng trường 243 mở ra không gian đô thị mới phía Nam cửa ngõ TP Quảng Ngãi
Tân Hoàng Minh đề xuất xây khu du lịch nghỉ dưỡng rộng 1.655ha ở Quảng Bình
Phan Thiết bùng nổ chuỗi sự kiện chào năm mới
Ngành Thuế phấn đấu vượt mức thu nội địa hơn 12.000 tỉ đồng
Tỉnh Nghệ An trao giấy chứng nhận đầu tư dự án 1.200 tỷ đồng cho Tập đoàn WHA
Phát động thi đua 365 ngày đêm thi công dự án đường vành đai 3 đoạn qua TP.HCM
Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương
Bình Định: Lộ diện chủ đầu tư thực hiện dự án khu du lịch hơn 2.500 tỷ đồng
Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng
Xem thêm