|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 16/05/2025 09:37

Vẫn duy trì đà giảm, lãi suất huy động thời gian tới liệu có tăng?

Theo giới phân tích, mặc dù gần đây lãi suất huy động vẫn duy trì đà giảm nhưng đã có xu hướng chậm lại, dự báo lãi suất đầu vào sẽ tăng dần về cuối năm với kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tích cực và tăng trưởng tín dụng sẽ đạt hoặc thậm chí vượt

lai-suat.jpg

Sau khi hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động trong hai tháng vừa qua, mặt bằng lãi suất huy động (khu vực tổ chức kinh tế và dân cư) tiếp tục duy trì xu hướng đi xuống nhưng đã chậm lại. Lãi suất huy động của các ngân hàng tại Việt Nam trong tháng 5/2025 đang duy trì ở mức thấp nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Điều này diễn ra trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định với mục tiêu ổn định lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, một định hướng được khẳng định xuyên suốt trong các tuyên bố chính sách và qua các động thái điều hành gần đây. Theo thống kê từ BSC Research và KBSV Research, lãi suất huy động bình quân tại các ngân hàng đã giảm từ 6 - 7% so với mức đỉnh năm 2023.

Ở chiều ngược lại, thị trường cũng đã ghi nhận một vài ngân hàng tư nhân có quy mô vừa và nhỏ tăng lãi suất đầu vào trong bối cảnh nhu cầu tín dụng có dấu hiệu phục hồi tích cực. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 3,93% - cao gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, nhìn chung số lượng ngân hàng giảm lãi suất hiện vẫn đang chiếm ưu thế. Đến cuối tháng 4, trung bình lãi suất kỳ hạn 12 tháng của nhóm ngân hàng thương mại đã giảm 12 điểm cơ bản về mức 4,93%/năm, trong khi lãi suất của nhóm các ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn giữ ở mức 4,7%/năm.

Trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2), lãi suất liên ngân hàng chạm đáy 13 tháng phát đi tín hiệu về thanh khoản dồi dào. Trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đã quay trở lại hút ròng thanh khoản trong tháng 4 với trị giá ước đạt khoảng gần 22,2 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã bơm khoảng 220,3 nghìn tỷ đồng qua kênh OMO, với mức lãi suất 4%/năm và kỳ hạn từ 7 đến 91 ngày. Tuy nhiên, tổng lượng vốn đáo hạn trong tháng lên tới hơn 242,4 nghìn tỷ đồng. Mặc những động thái hút ròng của Nhà điều hành, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm sau khi duy trì quanh ngưỡng 4,0 - 4,4%/năm trong nửa đầu tháng 4, đã giảm mạnh về mức đáy 13 tháng tại 2,2%/năm vào ngày 25/4 – cho thấy tình trạng dư thừa của thanh khoản hệ thống. Theo đó, đã ảnh hưởng đáng kể lên chênh lệch lãi suất VND-USD và áp lực tỷ giá.

Nếu như từ đầu năm tới nửa đầu tháng 4, lãi suất qua đêm USD cao hơn VND từ 0,2% - 1,2%/năm, thì gần về cuối tháng mức chênh lệch này đã tăng mạnh lên 2,1%/năm – mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay. Đến cuối tháng, lãi suất qua đêm ở mức 3,8%/năm, trong khi lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần - 1 tháng dao động quanh mức 3,9% - 4,1%/năm.

Theo các chuyên gia của MBS Research, mặc dù gần đây lãi suất huy động đang trên đà giảm, tuy nhiên, lãi suất đầu vào sẽ tăng dần về cuối năm với kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tích cực và tăng trưởng tín dụng sẽ đạt hoặc thậm chí vượt mục tiêu đề ra là 16%.

Tính đến cuối tháng 3, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 3,93% so với cuối năm 2024 – cao gấp 2,5 lần so với mức tăng 1,42% của tháng 3/2024, cho thấy nhu cầu vốn đang dần phục hồi.

"Tăng trưởng tín dụng trong năm nay sẽ đạt 17 – 18%, được thúc đẩy bởi: sự phục hồi của ngành sản xuất và tiêu dùng nội địa, và việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Dựa vào các yếu tố trên, chúng tôi dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các NHTM lớn sẽ dao động quanh mức 5,5 - 6%/năm trong năm 2025", MBS Research dự báo.

Minh Hoàng  
Vẫn duy trì đà giảm, lãi suất huy động thời gian tới liệu có tăng?
Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm xuống còn 6,1%/năm trong gói tín dụng 120.000 tỷ đồng
Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến Agribank lần thứ VI và biểu dương “Nữ đoàn viên - Người lao động giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà” 2020-2025
TP.HCM: Tín dụng 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2,62%
Ngành Ngân hàng Khu vực 15: Kết nối tín dụng nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 10 của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á
Thúc đẩy tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Góc nhìn từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Xanh hóa khu công nghiệp: Chỉ nỗ lực từ ngân hàng là chưa đủ, cần sự chung tay của các bên liên quan
Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng từ ngày 16/6
NHNN: Cần tăng cường phối hợp để triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng
Dòng vốn ưu đãi 50.000 tỷ đồng từ Agribank: Tiếp sức sản xuất, đồng hành cùng triệu hộ kinh doanh
Ngành Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Luật hóa xử lý nợ xấu: “Rào cho kín” để tăng tiềm lực hỗ trợ doanh nghiệp
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt Nam vững mạnh, chuyên nghiệp, có sức cạnh tranh quốc tế
Vietcombank báo lãi khiêm tốn quý I/2025, tổng nợ xấu vượt 15.000 tỷ đồng
Thử nghiệm cho vay ngang hàng P2P Lending từ 01/7
Thanh toán không dùng tiền mặt: Ứng dụng nhỏ nhưng lợi ích lớn
BIDV báo lãi quý I/2025 vượt 7.400 tỷ đồng, chuẩn bị tăng vốn lên gần 92.000 tỷ đồng
Ngân hàng SHB báo lãi quý I/2025 tăng gần 9%, tín dụng tăng tốc nhưng nợ xấu nhích nhẹ
Trước nghỉ lễ 30/4 - 1/5, một số ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động
Xem thêm