|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 06/03/2025 07:33

Đang xây dựng Nghị quyết thí điểm vận hành sàn giao dịch tiền ảo

Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ giao ngay trong tháng 3 này sẽ báo cáo với Chính phủ để ban hành Nghị quyết cho phép thí điểm xây dựng

Bộ Tài chính: Đang xây dựng Nghị quyết thí điểm vận hành sàn giao dịch tiền ảo- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trao đổi tại Họp báo Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều ngày 5/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: Tại sàn giao dịch được cấp phép, các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư ở Việt Nam có nơi để giao dịch, đầu tư, mua bán. Nhà nước sẽ bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên thị trường này.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phân tích: Tài sản số, tiền số, tiền ảo thực sự là vấn đề rất phức tạp và mới không chỉ đối với Việt Nam mà với nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia này vẫn đang tiếp tục nghiên kỹ lưỡng và đưa ra những khuôn khổ pháp lý khác nhau để quản lý tài sản ảo, tài sản số minh bạch, hướng tới việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế.

Chính vì thực tiễn đặt ra như vậy nên lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo một cách khẩn trương việc nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này ở Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết: Ngay đầu tuần, thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp nghe Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành có liên quan báo cáo về tình hình tiền ảo và định hướng xây dựng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam.

Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ giao ngay trong tháng 3 này sẽ báo cáo với Chính phủ để ban hành Nghị quyết cho phép thí điểm xây dựng, đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo, được tổ chức bởi doanh nghiệp được Nhà nước cho phép. Từ đó, các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư ở Việt Nam có nơi để giao dịch, đầu tư, mua bán. Nhà nước sẽ bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động trên thị trường này.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan, phối hợp với các cơ quan, tổ chức sớm xây dựng quy định pháp quy, pháp luật cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức Việt Nam có thể phát hành tài sản này của mình để huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức đó.

Qua đó, đóng góp vào phát triển chung đối với nền kinh tế đất nước, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, cũng như bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới về tài sản ảo, tài sản số. Những việc này chúng ta có thể bắt kịp được thì chúng ta phải có trách nhiệm làm sớm, không để Việt Nam tụt lại phía sau.

Liên quan đến quản lý đồng tiền số, đồng tiền ảo, tại cuộc làm việc với Ban Chính sách Chiến lược Trung ương mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm có nhấn mạnh: "Không để chậm trễ, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách riêng biệt đối với các hình thái tài chính mới cũng như phương thức giao dịch hiện đại".

Theo các chuyên gia tính toán, VIệt Nam hiện nay nằm trong top đầu về tham gia thị trường thương mại kỹ thuật số nhưng chưa có hành lang pháp lý dẫn đến nhiều rủi ro.

Việc Nam có hàng triệu người sở hữu tài sản số đông thứ hai thế giới, trong khi giao dịch tiền mã hóa có thể lên tới hàng tỷ USD/năm, nhưng không có hành lang pháp lý rõ ràng.

Điều này dẫn đến các rủi ro như lừa đảo, rửa tiền, thất thu thuế, vốn đầu tư ra nước ngoài thay vì đóng góp vào nền kinh tế chính thống.

Theo quan điểm từ các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp là Việt Nam cần sớm hợp pháp hóa tài sản số để tránh tụt hậu, mất lợi thế so với các nước như Singapore, Thái Lan...

Cần quản lý tiền mã hóa có thể giúp tăng minh bạch tài chính, phòng chống tham nhũng và rửa tiền. Trước hết, Việt Nam cần tiếp cận theo hướng thận trọng, có cơ chế sandbox thử nghiệm giao dịch tiền số nội địa trước khi áp dụng trên diện rộng, chính thức hợp pháp hóa.

Những giải pháp đề xuất là : Áp dụng sandbox để thử nghiệm các mô hình giao dịch tiền mã hóa trong môi trường kiểm soát; thiết lập sàn giao dịch nội địa để hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài; tăng cường bảo mật để giảm thiểu rủi ro hack, gian lận và rửa tiền; hoàn thiện cơ chế thuế, giúp Nhà nước không bị thất thu từ các giao dịch tài sản số.

Anh Minh  
Tận dụng cơ hội, củng cố nội lực cho ngành tôm Việt Nam
Xuất khẩu gạo tháng 3/2025 tăng mạnh, Trung Quốc bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai nhập khẩu gạo Việt Nam
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng: Doanh nghiệp có thêm dư địa, song cần định vị chiến lược, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước, tạo kỳ tích tăng trưởng quý I/2025
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
Xem thêm