|
Hà Nội --°C / --%
Chủ nhật, 18/05/2025 08:57

VECOM không đồng thuận giao trách nhiệm truy xuất nguồn gốc hàng hóa cho sàn thương mại điện tử

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa có văn bản góp ý đối với Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó nêu rõ quan điểm không đồng thuận việc giao trách nhiệm xác minh và truy xuất nguồn gốc hàng hóa cho các sàn thương mại điện tử (TMĐT).

hoonganh-znews-1747493700.webp
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đề xuất giao sàn TMĐT nhiệm vụ truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Ảnh: Hồng Anh.

Lo ngại chồng chéo và xung đột pháp lý, vai trò của sàn TMĐT

VECOM nhận định, mục tiêu của các điều khoản mới là nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên cách tiếp cận hiện tại chưa phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước giữa các lĩnh vực. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa dẫn đến trùng lặp với các quy định đã được nêu rõ tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và dự thảo Luật Thương mại điện tử đang xây dựng.

Hiệp hội cảnh báo, sự chồng chéo này không chỉ làm tăng gánh nặng tuân thủ đối với doanh nghiệp mà còn khiến việc thực thi trở nên khó khăn, đồng thời suy yếu hiệu lực riêng của từng đạo luật và gây rối loạn trong hệ thống pháp lý.

Một trong những nội dung gây tranh cãi là yêu cầu các sàn TMĐT phải xác minh và truy xuất nguồn gốc hàng hóa ngay từ khi đưa sản phẩm lên nền tảng và trong suốt quá trình giao dịch. VECOM cho rằng điều này không phù hợp với vai trò trung gian của các sàn, vốn không có chức năng điều tra, kiểm định hay can thiệp vào chuỗi cung ứng để xác thực thông tin sản phẩm.

Hiện tại, các sàn chỉ có thể yêu cầu người bán cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định, và cung cấp thông tin đó cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu. Việc buộc các sàn chủ động giám sát và xác minh nguồn gốc hàng hóa không chỉ bất hợp lý mà còn khiến họ đối mặt với rủi ro pháp lý về các hành vi vượt ngoài khả năng kiểm soát.

imgc6238-znews-1747493728.webp
Nhiều đề xuất của dự thảo chồng chéo với quy định hiện hành. Ảnh: Phương Lâm.

VECOM nhấn mạnh, theo pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế, trách nhiệm truy xuất nguồn gốc thuộc về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, cơ quan quản lý hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp – không phải các nền tảng TMĐT. Việc chuyển giao trách nhiệm này là khiên cưỡng và thiếu căn cứ pháp lý.

Nguy cơ tạo bất bình đẳng và suy yếu môi trường kinh doanh

VECOM cảnh báo, việc "xã hội hóa" trách nhiệm quản lý Nhà nước bằng cách đẩy nghĩa vụ sang cho doanh nghiệp tư nhân là không phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh các sàn TMĐT xuyên biên giới không chịu giám sát tương đương với các sàn trong nước. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong thực thi pháp luật, thậm chí dẫn đến hiện tượng "bảo hộ ngược".

Nếu quy định được giữ nguyên, các sàn TMĐT nội địa có thể bị đẩy vào thế bất lợi, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và thúc đẩy xu hướng dịch chuyển pháp nhân ra nước ngoài – nơi có môi trường pháp lý thuận lợi hơn. Trong khi đó, các nền tảng xuyên biên giới sẽ càng ít động lực thành lập pháp nhân tại Việt Nam để tránh nghĩa vụ tuân thủ.

Từ các phân tích nêu trên, VECOM kiến nghị cơ quan soạn thảo rà soát và bãi bỏ toàn bộ nội dung tại khoản 34 và 35 Điều 1 của dự thảo. Trường hợp cần thiết phải quy định, hiệp hội đề xuất chỉ nên dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất và tránh trùng lặp trong hệ thống pháp luật hiện hành./.

Theo VECOM, khoản 34 và 35 Điều 1 của dự thảo – bổ sung các điều 44a và 44b – mới được đưa vào mà chưa qua quá trình lấy ý kiến rộng rãi từ công chúng và các đối tượng chịu tác động. Hiệp hội cho rằng các quy định này gây quan ngại lớn cho cộng đồng doanh nghiệp TMĐT và cần được xem xét lại một cách thấu đáo.

Xuân Hiếu  
Tập đoàn HP (Hoa Kỳ) muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam với quy mô 2-3 tỷ USD
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
Chứng khoán 19/6: Techcombank, VietinBank và Vingroup dẫn sóng, VN-Index tái lập mốc 1.350 điểm
Cần Giờ 'lột xác': Siêu đô thị biển tỷ đô của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp thành hình
Nỗ lực đưa hợp tác khoa học công nghệ, nông nghiệp, tài nguyên môi trường trở thành điểm sáng mới, động lực tăng trưởng mới của quan hệ Việt - Trung
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính dự Lễ khởi công Tổ hợp giáo dục FPT tại Bình Dương
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp phát triển
Lựa chọn công nghệ tin cậy nhất, an toàn nhất cho hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam
Ngành cá tra Việt Nam chủ động ứng phó với những biến động thị trường
TRỰC TIẾP Sáng 19/6: Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thủ tướng chỉ thị thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước
Chứng khoán Agribank: Triển vọng ngành xây dựng tích cực, doanh nghiệp hạ tầng và dân dụng có lợi thế rõ rệt
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Mạnh mẽ tiến về phía trước để Việt Nam trở thành cường quốc về AI
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện lực TP.HCM phấn đấu trở thành doanh nghiệp số ngang tầm khu vực
Thủ tướng: Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển
Không để gián đoạn thủ tục hành chính khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Một dấu mốc lập hiến – một bước tiến cải cách
Ngày không tiền mặt 2025 – Cầu nối thúc đẩy ứng dụng công nghệ và phát triển kinh tế số
Việt Nam chủ động lộ trình chuyển đổi logistics bền vững
Xem thêm