|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 26/04/2025 07:22

Việt Nam khơi thông dòng vốn FDI, tạo điểm đến lý tưởng trong kỷ nguyên xanh và bền vững

Các chuyên gia nhận định, là một trong những nền kinh tế có độ mở cao nhất thế giới, với tỷ lệ kim ngạch thương mại trên GDP lên tới gần 200%, cùng với hạ tầng không ngừng được nâng cấp, môi trường kinh doanh cải thiện, chính trị ổn định và chính sách ưu đãi hấp dẫn, Việt Nam tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho dòng vốn FDI.

dien-dan-fdi-xanh-1-1745583514.jpg
Các đại biểu, chuyên gia tham dự phiên thảo luận tại diễn đàn: “Việt Nam – Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới”.(Ảnh tư liệu)

Dòng vốn FDI đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Theo Bộ Tài chính, tính lũy kế đến hết tháng 3/2025, Việt Nam có hơn 42.700 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 510 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt gần 327 tỷ USD, bằng gần 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Môi trường đầu tư tại Việt Nam đã liên tục được cải thiện thông qua cải cách hành chính, hoàn thiện pháp luật, nâng cấp hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhờ đó, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn quốc tế lớn.

Dòng vốn của các Tập đoàn Samsung, Intel, Foxxcon, Amkor... vẫn đang chảy vào Việt nam. Riêng năm 2024, FDI đóng góp 16,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 72% tổng kim ngạch xuất khẩu, hơn 20 tỷ USD vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thống kê sơ bộ cho thấy, khu vực FDI đã góp phần giải quyết khoảng hơn 5 triệu việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đem lại nguồn thu nhập khả quan cho người lao động.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung nhấn mạnh: “Về phía Chính phủ, Chúng tôi quyết tâm cải cách sâu rộng ở nhiều khâu, từ chính sách thuế, thủ tục hải quan đến các quy trình đầu tư. Mục tiêu là nâng cao hiệu suất, rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí và góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam”.

Thực tế đã chứng minh, dòng vốn FDI đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, một phần không nhỏ nhờ vào những đóng góp to lớn của khu vực FDI. Chỉ tính riêng năm 2024, Việt Nam đã thu hút được hơn 38 tỷ USD vốn FDI, với vốn FDI thực hiện đạt hơn 25 tỷ USD, một con số kỷ lục.

dien-dan-fdi-xanh-3-1745583548.jpg
Khu vực FDI không chỉ góp phần vào tăng trưởng GDP mà còn tạo ra hàng triệu việc làm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước và giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. (Ảnh minh họa)

Khu vực FDI không chỉ góp phần vào tăng trưởng GDP mà còn tạo ra hàng triệu việc làm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước và giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Những thành tựu này là minh chứng rõ ràng cho sự đúng đắn của đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động, làm dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Dòng vốn FDI trên thế giới cũng dần thay đổi theo hướng giảm phụ thuộc vào một quốc gia mà thay bằng gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, R&D, trí tuệ nhân tạo cũng như gắn với các tiêu chuẩn ESG, năng lượng tái tạo, giảm phát thải. Bên cạnh đó, yếu tố an toàn chuỗi cung ứng và ổn định chính trị ngày càng được xem là nền tảng trong các quyết định đầu tư.

Đối với Việt Nam, lợi thế cạnh tranh không chỉ đến từ quy mô thị trường gần 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng và mức tiêu dùng gia tăng nhanh chóng, mà còn nhờ mạng lưới 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và RCEP… Là một trong những nền kinh tế có độ mở cao nhất thế giới, với tỷ lệ kim ngạch thương mại trên GDP lên tới gần 200%, cùng với hạ tầng không ngừng được nâng cấp, môi trường kinh doanh cải thiện, chính trị ổn định và chính sách ưu đãi hấp dẫn, Việt Nam tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho dòng vốn FDI.

Tuy nhiên, bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, với những biến động địa chính trị, sự trỗi dậy của các công nghệ mới và những thách thức về môi trường. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có một chiến lược FDI phù hợp, không chỉ thu hút được số lượng vốn lớn mà còn phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả của dòng vốn này.

Cần ưu tiên thu hút các dự án FDI sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường

Trong kỷ nguyên mới, định hướng chiến lược thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ, tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, hướng tới phát triển bền vững và gia tăng giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Các chuyên gia cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, Việt Nam cần phải có một chiến lược thu hút FDI rõ ràng và toàn diện, tập trung vào những vấn đề cụ thể.

Trong đó, cần ưu tiên thu hút các dự án FDI sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có khả năng lan tỏa và kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời thúc đẩy chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý cho doanh nghiệp trong nước. Điều này đòi hỏi việc rà soát và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách đầu tư, đặc biệt là các chính sách ưu đãi, nhằm thu hút có chọn lọc các dự án FDI phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia và các ngành, lĩnh vực ưu tiên.

dien-dan-fdi-xanh-2-1745583579.jpg
Theo Bộ Tài chính, tính lũy kế đến hết tháng 3/2025, Việt Nam có hơn 42.700 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 510 tỷ USD.(Ảnh tư liệu)

Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính, và tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước. Quan tâm hơn đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo an ninh mạng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đặc biệt, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án FDI, đảm bảo tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường và lợi ích quốc gia, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh toàn cầu, Việt Nam cần chủ động thu hút các dự án FDI trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện tử, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, vật liệu mới... Đồng thời, cần khuyến khích các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Các chuyên gia nhận định, dù đạt nhiều thành quả, nhưng trong thu hút và sử dụng FDI vẫn còn hạn chế. Đơn cử như, quy mô và trình độ công nghệ của các dự án FDI còn hạn chế; nhiều dự án chưa thực sự tạo giá trị gia tăng cao. Thiếu liên kết giữa khu vực doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Tỷ lệ nội địa hóa thấp, khiến doanh nghiệp trong nước chưa tham gia sâu được vào các chuỗi giá trị.

Những rào cản về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, một số quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy, thuế ..... vẫn đang là trở ngại, tạo gánh nặng hơn, ảnh hưởng trực tiếp với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.

Các nhà đầu tư cũng gặp phải khó khăn do nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu hụt, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hiện tượng chuyển giá, gian lận thương mại vẫn xảy ra, đặc biệt là vấn đề “đội lốt, tráng men xuất xứ” sản phẩm.

dien-dan-fdi-xanh-4-1745583510.jpg
Việc chuyển đổi các khu công nghiệp (KCN) theo hướng xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường đã và đang thu hút các dòng vốn đầu tư vào công nghệ cao, chuyên sâu, với năng lực sản xuất cao.(Ảnh minh họa)

Phó trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh rằng, Việt Nam luôn xác định khu vực FDI là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, thay vì chú trọng vào số lượng, chính sách FDI cần tập trung vào thu hút FDI chất lượng cao, với hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, đồng thời chống chuyển giá và chống “tráng men” sản phẩm.

Hy vọng rằng, với những giải pháp cụ thể từ các bộ ngành, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam sẽ kiến tạo được một môi trường đầu tư cạnh tranh, hiện đại, hiệu quả - không chỉ cho doanh nghiệp trong nước mà cả khối doanh nghiệp FDI đã, đang và sẽ chọn Việt Nam làm điểm đến./.

Trọng Bình  
Hoành tráng buổi sơ duyệt diễu binh
Thời điểm xác định giá đất của quỹ đất thanh toán theo Hợp đồng BT tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM
Giải pháp nào để kích cầu tiêu dùng nội địa?
TP.HCM chưa phát hiện sản xuất, buôn bán sữa giả
TP.HCM tập trung mọi nguồn lực, phối hợp tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
TP.HCM: “Gỡ khó” cho doanh nghiệp và nhà đầu tư về những chính sách mới
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách
Nhận diện và tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp khi triển khai ESG
Ứng dụng công nghệ cao: Chìa khóa nâng cao thu nhập cho người trồng lúa Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer
Cà Mau: Giá tôm tăng nhẹ nhờ Mỹ hoãn thuế, doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
Thủ tướng: Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất để ứng phó biến đổi khí hậu
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Rosen Partners
Tập đoàn Thụy Điển muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu đầu tiên về dệt may tuần hoàn, công nghệ cao
Tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển TP.HCM
Lãnh đạo TP.HCM tri ân các cá nhân tiêu biểu, đóng góp vào sự phát triển của Thành phố
Tạo lập hệ sinh thái bền vững cho Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM
Lễ thượng cờ trên nóc nhà Nam Bộ Hào khí 50 năm ngày vui đại thắng
Giá hạt tiêu giảm ngắn hạn nhưng triển vọng phục hồi mạnh trong trung và dài hạn
Xem thêm