|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 08/02/2025 06:05

Agribank An Giang góp sức phát triển kinh tế địa phương

Đặt chân trên địa bàn có thế mạnh sản xuất nông nghiệp, nhiều năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh An Giang (Agribank An Giang) là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, luôn dành 75-85%

z6286225497711_45f849ab9a9788d5f35019081b0364c5.jpg

Ông Trần Văn Soul, Giám đốc Agribank An Giang chia sẻ, những năm qua, chương trình cho vay phát triển “tam nông” tại Agribank Chi nhánh tỉnh An Giang đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó điểm sáng là thực hiện tốt Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị định 55), cho vay theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, triển khai cho vay theo Quyết định 63, 65, 68 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Năm qua, Agribank An Giang đã huy động được nguồn vốn trên 12.796 tỷ đồng. Có được nguồn vốn huy động, cùng với vốn tự có ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế, đặc biệt là hộ nông dân phát triển sản xuất “tam nông” với dư nợ tín dụng là 19.061 tỷ đồng đứng đầu tổng dư nợ tín dụng toàn tỉnh, trong đó lĩnh vực “tam nông” chiếm 80% dư nợ cho vay với số tiền là 15.249 tỷ đồng.

untitled-1.jpg

Đáng chú ý, kết hợp triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng thông qua mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ gia đình là hội viên nông dân, hội viên phụ nữ vay vốn và sử dụng dịch vụ ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần hạn chế nạn “tín dụng đen”.

Thông qua tổ vay vốn, hội viên Hội Nông dân, hội viên Hội Phụ nữ được tăng khả năng tiếp cận vốn vay, được ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm một cách thuận lợi và có hiệu quả, nhất là đối với các hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, ít có điều kiện đến giao dịch với ngân hàng.

Thông qua các chương trình tín dụng, ông Soul cho biết, Agribank An Giang đã và đang đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chính sách tín dụng ngân hàng, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến... góp phần nâng cao dân trí của người dân, tạo niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nhờ nguồn vốn tín dụng của Agribank An Giang, cùng với nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã góp sức vào mức tăng trưởng tổng sản phẩm của An Giang (GRDP) khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 ước đạt 3,72%, chiếm tỷ lệ 34,74% trong tổng cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp An Giang vẫn tiếp tục là “trụ đỡ”, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong kế hoạch kinh doanh năm 2025, Agribank An Giang tiếp tục duy trì tăng trưởng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới phục vụ cho công tác quản trị điều hành, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo hướng tự động hóa, giảm thiểu chi phí, trong đó chú trọng khu vực còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa...

Đồng thời, tập trung triển khai kịp thời các chính sách của Agribank nhằm hỗ trợ khách hàng, góp sức phát triển kinh tế địa phương, tạo động lực tăng trưởng mới, nhất là lúa gạo, chế biến nuôi trồng thủy sản, trái cây đặc sản.

ThS. Nguyễn Văn Hoàng - ThS.Trần Trọng Triết  
Bình Dương: Ngân hàng nỗ lực gỡ khó vay vốn “tín dụng xanh”
5 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam nỗ lực 'cán đích' trước ngày 30/4
Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững
Kiên Giang thúc đẩy phát triển kinh tế đêm trên địa bàn
Đà Nẵng: Sẵn sàng xây dựng và phát triển trung tâm tài chính
Trao tặng suất hỗ trợ tài chính cho 200 phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư
Thanh toán xuất khẩu qua các ngân hàng trên địa bàn Đồng Nai hơn 2,3 tỷ USD
Khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi
Đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ trước năm 2030
Thị trường bất động sản Cần Thơ đang có nhiều lợi thế tăng trưởng
Hoàn thành 55km đường cao tốc Bến Lức-Long Thành vào cuối năm nay
Đồng Nai: Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 15,7% tổng dư nợ
Tháo gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô
Bạc Liêu cam kết 'việc khó để cho chính quyền, việc dễ dành cho doanh nghiệp'
Cùng nhau tìm ra hướng đi mới để hạt muối Việt Nam vươn xa
Cần Thơ quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công đạt 95%
Thành phố Huế phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số
Tỉnh Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 kinh tế số chiếm 20% GRDP
Khôi phục đường bay charter kết nối 11 thành phố của Nga đến Nha Trang
Nuôi tôm công nghệ cao ở Thanh Hóa - Cơ hội và thách thức
Xem thêm