|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 09/01/2025 12:01

Bứt tốc ngoạn mục trong năm 2024, rau quả Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030

Ngành hàng rau quả Việt Nam đã vươn tới hơn 80 quốc gia và khu vực thế giới; trong đó, các thị trường xuất khẩu trọng điểm gồm Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Australia,… Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030.

Ngành hàng rau quả Việt Nam đã vươn tới hơn 80 quốc gia và khu vực thế giới; trong đó, các thị trường xuất khẩu trọng điểm gồm Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Australia,… Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030.

xuat-khau-rau-qua-1-1736179170.jpg

Xuất khẩu rau quả còn nhiều dư địa phát triển, tuy nhiên cũng đối mặt với không ít thách thức cả về nội tại và thị trường. Dựa trên cơ sở tăng trưởng những năm vừa qua, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030 tại Đại hội Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhiệm kỳ V (2024 -2029), tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6/1.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Vinafruit nhiệm kỳ 4 thông tin, giai đoạn 2020 - 2024 đối diện nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu rau quả từ năm 2020 đến 2022 liên tục giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Từ đầu năm 2023 thế giới cơ bản khống chế được dịch bệnh, xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng và đạt tốc độ cao vào cuối năm.

Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD so với gần 3,4 tỷ USD năm 2022 tăng 67%. Năm 2024, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2023, xuất khẩu rau quả bứt tốc và về đích ngoạn mục với 7,2 tỷ USD.

xuat-khau-rau-qua-3-1736179157.jpg
Thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam được mở rộng và tăng trưởng mạnh nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) được thực thi trong đó có các FTA quan trọng như CPTPP, RCEPT, EVFTA, UKVFTA, ACFTA...(Ảnh minh họa)

Thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam được mở rộng và tăng trưởng mạnh nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA) được thực thi trong đó có các FTA quan trọng như CPTPP, RCEPT, EVFTA, UKVFTA, ACFTA...

Ngành hàng rau quả Việt Nam đã vươn tới hơn 80 quốc gia và khu vực thế giới; trong đó, các thị trường xuất khẩu trọng điểm gồm Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Australia,…

“Việt Nam đang hội nhập tốt vào kinh tế toàn cầu, nhà nước đã tích cực đàm phán và ký kết được 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để mở rộng thị trường xuất khẩu cho rau quả, đặc biệt là các hiệp định giữa Việt nam và Trung quốc trong việc cấp phép nhập khẩu chính ngạch cho 12 mặt hàng trái cây của Việt nam trong đó có mặt hàng sầu riêng đã đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung quốc lên một mốc phát triển mới. Nhiều loại cây ăn quả chủ lực đã hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá; nhà vườn không ngừng nâng cao trình độ về kỹ thuật canh tác, chăm sóc và thâm canh, nâng cao và có sự hợp tác chia sẻ lợi ích cùng nhau phát triển giữa các doanh nghiệp", ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo trong những năm tới thị trường xuất khẩu còn tiếp tục phát triển mở rộng với các khu vực chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Asean, Hoa Kỳ, Canada, EU.

Bên cạnh đó là các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, UAE, Australia và New Zealand. Đây là dư địa lớn để ngành rau quả Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới.

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, ngành cũng đối mặt với không ít thách thức từ biến đổi khí hậu, tình hình sâu bệnh gây hại, lạm dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến tuổi thọ vườn trồng, năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cạnh tranh thương mại giữa các nước sản xuất, rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm ngày càng nhiều, tinh vi hơn và có xu hướng tăng cao ở tất cả các thị trường.

Về chủ quan, mặc dù có sự cải thiện đáng kể về năng suất và chất lượng rau quả tại một số vùng sản xuất truyền thống, nhưng nhìn chung năng suất và chất lượng cây ăn quả nước ta còn chưa cao so với bình quân chung của khu vực và thế giới, thiếu mô hình sản xuất theo chuỗi do quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán.

Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao, công nghệ xử lý sau thu hoạch chậm thay đổi. Hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa chuyên nghiệp; thiếu chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng; chuỗi giá trị trái cây còn qua khâu trung gian làm giá thành tăng cao và dễ bị đứt gãy...

Do đó, để thực hiện được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030, ngành rau quả định hướng theo xu hướng kinh tế xanh, giảm phát thải, nông nghiệp tuần hoàn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Ứng dụng công nghệ cao, thực hành các quy trình, quy phạm chuẩn trong sản xuất, chế biến để tạo ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu thụ.

Song song đó, hiệp hội tập trung nâng cao năng lực tuân thủ các quy định của thị trường nhập khẩu cho hội viên, ngành hàng. Tổ chức hoạt động kết nối, liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ; xây dựng các chuỗi cung ứng rau quả tại các địa phương, vùng sản xuất rau quả trọng điểm tạo ra nguồn cung ứng dồi dào, ổn định, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

xuat-khau-rau-qua-2-1736179246.jpg
Ngành hàng rau quả Việt Nam đã vươn tới hơn 80 quốc gia và khu vực thế giới; trong đó, các thị trường xuất khẩu trọng điểm gồm Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Australia,… (Ảnh minh họa)

Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao những kết quả mà ngành rau quả đóng góp cho lĩnh vực xuất khẩu nông lâm thuỷ sản nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.

Đồng thời, khẳng định chất lượng sản phẩm rau quả Việt Nam ngày càng được nâng cao, được nhiều thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, ngành rau quả cần tập trung khắc phục các hạn chế về liên kết sản xuất - tiêu thụ, xây dựng vùng nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ chế biến.

Bên cạnh thị trường xuất khẩu, ngành rau quả cũng cần tập trung khai thác thị trường nội địa, cung cấp các sản phẩm chất lượng, an toàn cho hơn 100 triệu người dân trong nước.

Đối với Hiệp hội, ông Hoàng Trung nhấn mạnh cần làm tốt hơn nữa việc phát triển hội viên, tham gia tích cực vào xây dựng chính sách, đồng hành cũng các Bộ, ngành liên quan thực hiện đàm phán, mở rộng thị trường cho ngành hàng./.

Bình Châu  
Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Giá bạc lên mức cao nhất trong 4 tháng, giá cà phê lao dốc
Giá vàng miếng SJC giảm sau 4 phiên tăng mạnh liên tiếp
Nghiên cứu việc giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng
Đón chờ những thương vụ “khủng” trong năm 2025
Thụy Điển mong muốn đầu tư 1 tỷ USD xây nhà máy sản xuất vải công nghệ cao tại Bình Định
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh
Giải ngân vốn đầu tư công tháng 1/2025 đạt thấp so với cùng kỳ năm 2024
Thị trường cà phê và kim loại tiếp tục ‘hút’ dòng tiền
Giáo sư Đại học Fulbright: Các yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn vững mạnh trong năm 2025
Dòng tiền đầu tư tiếp tục 'đổ' về thị trường cà phê
Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng củng cố khả năng FED chưa vội hạ thêm lãi suất, dòng tiền giằng co trên thị trường hàng hoá
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ việc xây dựng sân bay Lý Sơn
Trung Quốc áp thuế lên 14 tỷ USD hàng hóa của Mỹ
Triển vọng tỷ giá USD/VND trước những bất định toàn cầu
Giá vàng tăng trong ngày Vía Thần Tài
Giá vàng miếng SJC giảm 300.000 đồng/lượng
Năm 2025 khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn góp phần hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc
Giá cà phê phá đỉnh lịch sử, thị trường hàng hoá hút dòng tiền
Đảm bảo tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Xem thêm