|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 26/02/2025 06:23

Châu Âu ra nhiều quy định mới về thực phẩm nhập khẩu

Các quy định của châu Âu sẽ được thay đổi và cập nhật liên tục, đặc biệt tính từ đầu năm 2025 đến nay đã có 3 cảnh báo từ châu Âu liên quan đến thực phẩm mới.

Châu Âu ra nhiều quy định mới về thực phẩm nhập khẩu- Ảnh 1.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Cụ thể, quy định (EU) 2015/2283 của Liên minh châu Âu ngày 25/11/2015 về thực phẩm mới (novel food) định nghĩa, "thực phẩm mới" là bất kỳ thực phẩm nào chưa được con người tiêu thụ ở mức độ đáng kể trong Liên minh trước ngày 15/5/1997, bất kể ngày gia nhập của các quốc gia thành viên vào Liên minh và thuộc ít nhất một trong 8 loại dưới đây:

Thứ nhất, thực phẩm có cấu trúc phân tử mới hoặc được cố ý sửa đổi, trong trường hợp cấu trúc đó chưa từng được sử dụng làm thực phẩm hoặc trong thực phẩm trong Liên minh trước ngày 15/5/1997.

Thứ hai, thực phẩm có chứa hoặc được phân lập, sản xuất từ vi sinh vật, nấm hoặc tảo.

Thứ ba, thực phẩm có chứa hoặc được tách ra hoặc được sản xuất từ vật liệu có nguồn gốc khoáng sản.

Thứ tư, thực phẩm có chứa hoặc được phân lập, sản xuất từ thực vật, ngoại trừ khi thực phẩm có lịch sử sử dụng làm thực phẩm an toàn trong Liên minh và được phân lập, sản xuất từ thực vật hoặc giống cùng loài thu được bằng các phương pháp nhân giống truyền thống đã được sử dụng để sản xuất thực phẩm trong Liên minh trước ngày 15/5/1997.

Hoặc thu được bằng các phương pháp nhân giống phi truyền thống chưa từng được sử dụng để sản xuất thực phẩm trong Liên minh trước ngày 15/5/1997, trong đó các phương pháp không gây ra những thay đổi đáng kể về thành phần hoặc cấu trúc của thực phẩm, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng, quá trình trao đổi chất hoặc mức độ các chất không mong muốn.

Thứ năm, thực phẩm có chứa hoặc được phân lập, sản xuất từ động vật hoặc các bộ phận của chúng, ngoại trừ động vật thu được bằng phương pháp chăn nuôi truyền thống đã được sử dụng để sản xuất thực phẩm trong Liên minh trước ngày 15/5/1997 và thực phẩm từ những động vật đó có lịch sử được sử dụng làm thực phẩm an toàn trong Liên minh.

Thứ sáu, thực phẩm có chứa hoặc được phân lập, sản xuất từ nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật, nấm hoặc tảo.

Thứ bảy, thực phẩm thu được từ quá trình sản xuất không được sử dụng để sản xuất thực phẩm trong Liên minh trước ngày 15/5/1997, gây ra những thay đổi đáng kể về thành phần hoặc cấu trúc của thực phẩm, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng, quá trình trao đổi chất hoặc mức độ các chất không mong muốn.

Thứ tám, thực phẩm thu được từ quá trình sản xuất sử dụng công nghệ nano.

Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, trong Quy định (EU) 2015/2283, khái niệm "thực phẩm mới" còn bao gồm "thực phẩm truyền thống đến từ quốc gia thứ ba", tức là các loại thực phẩm được tiêu thụ một cách truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực ngoài Liên minh châu Âu.

Tất cả các loại thực phẩm mới đều cần phải trải qua đánh giá an toàn thực phẩm trước khi có thể được giao dịch trong EU - được chứng minh là có thể tiêu thụ an toàn trong ít nhất 25 năm.

Với những loại thực phẩm này, EU yêu cầu không gây nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe con người, dựa trên các bằng chứng khoa học hiện có. Mục đích sử dụng thực phẩm không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, đặc biệt là khi thực phẩm được dùng để thay thế một loại thực phẩm khác và có sự thay đổi đáng kể về mặt dinh dưỡng.

Ngoài ra, khi thực phẩm được dùng để thay thế một loại thực phẩm khác, không gây bất lợi về mặt dinh dưỡng so với thực phẩm trước đó.

Vì vậy, để xuất khẩu nông sản được thuận lợi, tránh bị thu hồi hoặc tiêu hủy các sản phẩm, Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nên cập nhật thay đổi các Quy định của châu Âu thường xuyên.

Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, thời gian tới đơn vị này sẽ đưa ra một số giải pháp như tăng cường cập nhật thông tin và phổ biến các tiêu chuẩn mới của EU đến người sản xuất (nông dân, HTX, doanh nghiệp) thực hiện đáp ứng đầy đủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của thị trường EU.

Các cơ quan chuyên môn tham mưu Bộ NN&PTNT có văn bản hướng dẫn chi tiết về thủ tục xuất khẩu, ghi nhãn, chứng nhận an toàn thực phẩm,… tới các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, doanh nghiệp kinh doanh nông sản, thực phẩm xuất khẩu.


Đỗ Hương  
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng: Doanh nghiệp có thêm dư địa, song cần định vị chiến lược, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước, tạo kỳ tích tăng trưởng quý I/2025
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
Kết nối tại Hội thảo lúa gạo 2025: “Mong muốn sắp tới được tư vấn, tiếp cận vay vốn tại Agribank để phát triển HTX”
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng toàn quốc 2025
Mở ra 'cánh cửa thép' trong quan hệ thương mại Việt Nam
Vietnam Airlines ký thỏa thuận hơn 560 triệu USD với Ngân hàng Citi của Mỹ
Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD phát triển đội bay, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỷ USD
Xem thêm