|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 08/04/2025 17:00

Chuyển đổi từ nền nông nghiệp sản lượng sang nền nông nghiệp giá trị

Thời gian qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm sâu, nhưng chỉ giảm sâu ở phân khúc gạo như OM18, DT8, OM5451 và IR50404… xuất khẩu đi các thị trường như Philippines, Indonesia và châu Phi (do nhà nhập khẩu không mua). Còn tất cả những loại cao cấp khác không xuất khẩu vào các thị trường trên vẫn giữ giá thậm chí còn tăng, như ST25, Japonia…

anh-ht-065506.png

Hội thảo Lúa gạo 2025 tại TP. Cần Thơ do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ và Trang Việt Nam Đầu Tư phối hợp tổ chức vào ngày 4/4/2025, với chủ đề “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”, nhằm đưa ra các giải pháp, chiến lược mới cho ngành lúa gạo, cùng chia sẻ những kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đã xuất khẩu thành công dòng gạo cao cấp vào các thị trường đòi hỏi chất lượng cao, trong bối cảnh thị trường đang có những thay đổi mạnh mẽ.

“Nhắm” thị trường tiêu dùng chấp nhận mua gạo giá cao

Hiện nay trên thị trường xuất khẩu có 3 loại: gạo thường, gạo chất lượng cao và gạo cấp cao. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu phần lớn là gạo chất lượng cao, chiếm tới 60 - 70%; gạo cao cấp có tên thương hiệu chiếm khoảng 15%; còn lại 10 - 15% là gạo trắng thường. Các thống kê cho thấy, phân khúc gạo cao cấp của Việt Nam ít bị cạnh tranh bởi các nước xuất khẩu khác. Gạo của Việt Nam hiện có mặt ở nhiều quốc gia, nhiều thị trường khó tính nhờ chất lượng cao.

Từ góc nhìn Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch Đỗ Hà Nam cho biết, có nhiều người nói Ấn Độ mở cửa trở lại thì gạo Việt Nam đương nhiên xuống giá, nhưng điều này không đúng. Vị này nhắc lại, năm ngoái Việt Nam bán gạo nếp chỉ 480 USD/tấn vẫn không có người mua, còn năm nay giá 580 USD/tấn không có hàng để bán. Gạo ST đang có giá 780 - 790 USD/tấn, nhưng không có đủ hàng bán sang Trung Quốc, do tiêu dùng trong nước rất lớn, còn lượng xuất sang Trung Quốc không đáng kể, và Trung Quốc đang rất cần mua loại gạo này của Việt Nam.

“Giá gạo thế giới không thể xuống thậm chí tăng lên nếu có cơ hội tốt. Đặc biệt, Việt Nam có hai giống lúa cho ra các loại gạo chất lượng cao như OM18 và DT8 mà các nước xuất khẩu khác không có. Ở Philippines, người tiêu dùng chỉ thích ăn 2 loại gạo này, và khi người tiêu dùng đã thích rồi thì họ sẽ phải mua. Gạo cao cấp thì có Japonica hay dòng gạo ST…”, ông Nam nhận định.

Từ quan điểm trên, ông Nam cho rằng không có lý do gì mà nông dân trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long lại nghèo nhất so với những người nông dân trồng các sản phẩm nông nghiệp khác, điều này thật là vô lý. Mặc dù, để đảm bảo an ninh lương thực thì không thể để giá lúa gạo tăng quá cao, nhưng nếu Việt Nam tạo ra loại gạo cao cấp dành cho những người có thu nhập cao và có nhu cầu, còn những sản phẩm giá rẻ phục vụ cho người thu nhập thấp, thì thu nhập của bà con chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều.

“Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã nói với Chính phủ Philippines rằng Việt Nam không chỉ làm an ninh lương thực cho trong nước mà còn làm an ninh lương thực cho thế giới. Vậy tại sao chúng ta không tạo ra phân khúc gạo cấp cao bán vào các thị trường cao cấp phục vụ cho những người tiêu dùng chấp nhận mua giá cao?”, ông Nam nêu vấn đề.

Vào thị trường Nhật Bản bằng chính thương hiệu gạo A An

z6483945284242_15253c07ccb3659dce3b19ced448682f.jpg
Ông Trương Mạnh Linh, Giám đốc Điều hành Ngành gạo, Tập đoàn Tân Long kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần lương thực A An

Tại hội thảo, ông Trương Mạnh Linh, Giám đốc Điều hành Ngành gạo, Tập đoàn Tân Long kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần lương thực A An cho biết, tập đoàn là đơn vị đang xuất khẩu trực tiếp dòng gạo cao cấp vào các thị trường yêu cầu chất lượng cao.

Chia sẻ về việc bán gạo cao cấp vào Nhật Bản – thị trường được biết đến là quản lý chất lượng rất nghiêm ngặt, ông Linh thông tin, năm 2024 Tân Long đã xuất khẩu được 5.000 tấn Japonica đi Nhật Bản. Ngoài thị trường Nhật Bản, Tân Long cũng đang phát triển thêm thị trường châu Âu. Mục tiêu năm 2025 mà tập đoàn đang hướng đến là xuất khẩu 50.000 tấn gạo cao cấp vào các thị trường này.

“Nhật Bản là thị trường mà Tân Long vào bằng chính thương hiệu gạo A An. Đó là thành công và là niềm tự hào của chúng tôi. Không phải năm rồi chúng tôi mới triển khai, mà đó là chiến lược rất nhiều năm về trước, chúng tôi buộc phải chủ động được vùng nguyên liệu, vì thị trường này yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. Trong đó, phải đáp ứng được vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật”, ông Linh nói.

Và để làm được như vậy, lãnh đạo Tân Long cho biết, tập đoàn phải liên kết với các hộ nông dân, các vùng nguyên liệu, phải đặt hàng và có cơ chế cử cán bộ kỹ thuật, kỹ sư nông nghiệp của Tân Long cùng hỗ trợ nông dân, cùng canh tác theo đúng tiêu chuẩn của khách hàng để đảm bảo được đầu ra.

Ngoài Nhật Bản, Tân Long cũng đang phát triển thêm thị trường châu Âu, mục tiêu năm 2025 mà tập đoàn đang hướng đến xuất khẩu 50.000 tấn gạo cao cấp vào các thị trường này.

“Nếu sản lượng này so với 8 triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam thì ít lắm, nhưng nếu không dịch chuyển dần vào các thị trường trên thì sẽ rất khó khăn, bởi Việt Nam đang có các thị trường truyền thống nhưng lại biến động nhiều, bắt buộc phải chuyển đổi và chuyển đổi từ nền nông nghiệp sản lượng sang nền nông nghiệp giá trị thì mới bền vững”, ông Linh chia sẻ.

Nguyễn Huyền  
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng: Doanh nghiệp có thêm dư địa, song cần định vị chiến lược, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước, tạo kỳ tích tăng trưởng quý I/2025
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
Kết nối tại Hội thảo lúa gạo 2025: “Mong muốn sắp tới được tư vấn, tiếp cận vay vốn tại Agribank để phát triển HTX”
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng toàn quốc 2025
Mở ra 'cánh cửa thép' trong quan hệ thương mại Việt Nam
Vietnam Airlines ký thỏa thuận hơn 560 triệu USD với Ngân hàng Citi của Mỹ
Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD phát triển đội bay, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỷ USD
Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số
Xem thêm