|
Hà Nội --°C / --%
Thứ năm, 15/05/2025 16:56

Hoàn thiện khung khổ pháp luật thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân

Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân tháo gỡ "điểm nghẽn" về thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp luật thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.

Hoàn thiện khung khổ pháp luật thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân- Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 15/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.

Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, tạo ra những thay đổi mang tính đột phá, khơi thông nguồn lực và tạo động lực mới cho khu vực kinh tế tư nhân.

Nghị quyết được xây dựng dựa trên 5 quan điểm cốt lõi

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết. Mục tiêu then chốt của Nghị quyết nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong, vươn tầm quốc tế nhằm tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân".

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Nghị quyết được xây dựng dựa trên 5 quan điểm cốt lõi. Thứ nhất là thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, đảm bảo các chủ trương, quan điểm, cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 68-NQ/TW được chuyển hóa thành các quy định pháp luật có tính chất vượt trội, tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế tư nhân, có thể triển khai, áp dụng, phát huy hiệu quả ngay trong thực tiễn.

Thứ hai là quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, khác với quy định của luật hiện hành hoặc chưa được quy định cụ thể.

Thứ ba là bám sát chỉ đạo, tuân thủ tinh thần Kết luận số 119-KL/TW của Bộ Chính trị, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và thẩm quyền lập quy theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ tư là quy định cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân để huy động đa dạng hóa các nguồn lực và giải phóng nguồn lực xã hội, tập trung vào phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn tiếp theo.

Cuối cùng là tính khả thi, đảm bảo chính sách pháp luật ban hành có tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tính khả thi và phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng thông tin về quá trình xây dựng Nghị quyết được thực hiện khẩn trương, bài bản với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp.

"Ngay sau khi Nghị quyết số 68-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành, Bộ Tài chính đã khẩn trương triển khai một loạt công việc, từ việc lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, đến tổ chức hội thảo, hội nghị tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan, cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học. Chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp với Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội để thảo luận", Bộ trưởng Bộ Tài chính chia sẻ.

Cụ thể, dự thảo Nghị quyết cấu trúc thành 7 Chương và 17 Điều, tập trung thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, có tác động lớn đến niềm tin và hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân.

Các nội dung được phân loại theo 5 nhóm chính sách lớn: Tạo dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, giảm thiểu rủi ro và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; Hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh: Tháo gỡ những khó khăn về tiếp cận đất đai, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất; Hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công, thông qua tăng cường khả năng tiếp cận vốn, giảm chi phí vay vốn và mở rộng cơ hội tham gia vào các gói thầu mua sắm công cho doanh nghiệp tư nhân; Hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực, thông qua các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào R&D, ứng dụng công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong bằng việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển lớn mạnh, trở thành những tập đoàn kinh tế tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

Hoàn thiện khung khổ pháp luật thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân- Ảnh 7.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trình tự, thủ tục đơn giản cho hoạt động doanh nghiệp

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi bày tỏ sự tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính khẳng định việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng... về tháo gỡ "điểm nghẽn" về thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp luật thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.

Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh việc trình Quốc hội xem xét, quyết định Nghị quyết về cơ chế, chính sách vượt trội phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ cụ thể đã được Bộ Chính trị trực tiếp giao, là yêu cầu đặc biệt cấp thiết để góp phần thực hiện mục tiêu như Nghị quyết số 68-NQ/TW đã đặt ra.

Để đảm bảo chất lượng dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đã đưa ra nhiều góp ý chi tiết, tập trung vào các vấn đề. Về thể chế hóa đầy đủ chủ trương, định hướng, Ủy ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, định hướng được thông qua theo các nghị quyết, kết luận của Đảng và Bộ Chính trị.

Đối với phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tán thành với phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết và phạm vi thể chế hóa Nghị quyết số 68 tại dự thảo Nghị quyết đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, nghị quyết khác cùng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nội dung của Nghị quyết số 68 để thể chế hóa ngay tại các dự án luật, dự thảo nghị quyết này.

Bên cạnh đó, Ủy ban đánh giá hồ sơ dự thảo Nghị quyết đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Ủy ban khẳng định nội dung dự thảo Nghị quyết phù hợp với quy định của Hiến pháp, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và tính tương thích với điều ước quốc tế.

Đặc biệt về sự cần thiết, tính hợp lý của thủ tục hành chính, tính khả thi và nguồn lực, báo cáo đánh giá cao việc dự thảo Nghị quyết đề ra nguyên tắc, chính sách theo hướng thuận lợi hơn, áp dụng trình tự, thủ tục đơn giản hơn cho hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Hải Liên  
Ngày không tiền mặt 2025 – Cầu nối thúc đẩy ứng dụng công nghệ và phát triển kinh tế số
Việt Nam chủ động lộ trình chuyển đổi logistics bền vững
Thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng
Lãnh đạo TP.HCM, Bình Dương, tỉnh BR – VT thống nhất một số nội dung về sắp xếp ĐVHC
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Doanh nghiệp 24/7: Tiêu điểm Vingroup, Novaland
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, kinh tế số mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa”
Sáp nhập tỉnh: Chương mới của lịch sử địa phương và khơi thông động lực quốc gia
Thanh toán không tiền mặt: Bước tiến trong chuyển đổi số quốc gia
WB điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2008
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Thanh toán không dùng tiền mặt đã có bước phát triển nhanh chóng, vượt bậc
PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN: Một bước ngoặt kiến tạo trong quản trị quốc gia
Tăng tốc các gói thầu trọng điểm, không để hạng mục nhỏ làm chậm tiến độ sân bay Long Thành
Thủ tướng: Các nhà đầu tư sẽ cảm nhận được cách làm mới, sự thay đổi về môi trường kinh doanh Việt Nam
Thủ tướng kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển vào Việt Nam
TỔNG THUẬT: Hội nghị công bố các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Quốc hội thông qua việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh: Cả nước có 34 tỉnh thành
Việt Nam sẵn sàng dành thêm ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ
102 phường, xã ở TP.HCM vận hành thử nghiệm từ hôm nay 12/6
Nhiều tập đoàn lớn của Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực cho Việt Nam
Xem thêm