|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 19/03/2025 13:47

Lãi suất duy trì ổn định hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 22/CĐ-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, NHNN được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến lãi suất, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Trên thực tế, trước khi có Công điện trên, các ngân hàng đã và đang rất tích cực giảm lãi suất huy động để có thêm điều kiện giảm lãi suất cho vay, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Chính phủ, NHNN.

Tính đến ngày 12/3, có thêm nhiều NHTM gia nhập làn sóng giảm lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Mức giảm lãi suất tiền gửi được các ngân hàng điều chỉnh từ 0,1 - 0,9%/năm tùy theo từng kỳ hạn. Chẳng hạn, BVBank giảm 0,1 - 0,4%/năm các kỳ hạn từ 6 đến 60 tháng; đối với tiền gửi online, ngân hàng này điều chỉnh giảm nhiều nhất 0,4%/năm khi khách gửi kỳ hạn 24 tháng. Tại Vietbank, khách gửi tiết kiệm tại quầy các kỳ hạn từ 5-9 tháng lãi suất giảm 0,3%/năm; nếu khách gửi online lãi suất giảm mạnh nhất 0,4%/năm cho kỳ hạn 2-4 tháng. Ngân hàng điều chỉnh giảm mạnh nhất là Kienlongbank với mức 0,9%/năm ở các kỳ hạn gửi online; trong khi đó mức giảm lãi suất huy động tại quầy từ 0,2 - 0,3%/năm.

Thậm chí chỉ trong 3 tuần gần đây Eximbank đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Thống kê tới ngày 12/3, đã có 20 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất như LPBank, BIDV, Techcombank, SHB…

Không chỉ từ sự chủ động của các NHTM, về phía cơ quan điều hành, NHNN thời gian qua đã có những giải pháp linh hoạt để giảm mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng, qua đó hỗ trợ TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

Đơn cử từ phiên giao dịch ngày 5/3, NHNN đã tái sử dụng các hợp đồng repo giấy tờ có giá kỳ hạn 35 ngày và 91 ngày, bên cạnh kỳ hạn 7 ngày. Như vậy lần đầu tiên sau hơn 2 năm, NHNN mới cung ứng thanh khoản 91 ngày cho hệ thống ngân hàng.

NHNN cho biết, việc thực hiện chào mua giấy tờ có giá lên đến 91 ngày để bơm thanh khoản dài hạn hơn cho hệ thống, qua đó hỗ trợ hệ thống ngân hàng cung ứng kịp thời nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, góp phần giảm mặt bằng lãi suất thị trường. Đồng thời, từ phiên 5/3, NHNN cũng dừng phát hành tín phiếu sau gần 5 tháng liên tục duy trì kênh hút thanh khoản này. Trước đó, NHNN đã liên tục giảm dần lãi suất phát hành tín phiếu từ 4,0%/năm xuống còn 3,1%/năm (ngày 4/3/2025), đồng thời giảm dần khối lượng chào thầu. Động thái này, theo cơ quan điều hành, là tín hiệu mạnh mẽ và tích cực về định hướng của NHNN trong việc kéo giảm mặt bằng lãi suất thị trường xuống. Sau các động thái này, lãi suất giao dịch ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng đã giảm xuống quanh mức 4%/năm bám sát mức lãi suất chào mua giấy tờ có giá của Nhà điều hành.

Giới chuyên môn đánh giá cao nỗ lực của ngành Ngân hàng trong việc kéo giảm lãi suất thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế. Đó là giải pháp ngắn hạn, về dài hạn, theo các chuyên gia, lãi suất sẽ theo cung - cầu vốn của thị trường không nên giảm quá nhanh. PGS,TS. Nguyễn Hữu Huân cho rằng, việc giảm lãi suất quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng đầu cơ trên thị trường tiền tệ, gây áp lực lên tỷ giá và khiến vốn ngoại rút khỏi nền kinh tế. Điều này đặc biệt rõ ràng khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất cao, tạo ra chênh lệch lớn giữa tỷ giá đồng USD và đồng VND. Chưa kể, nếu điều chỉnh giảm sâu lãi suất, tiền gửi tìm đến kênh đầu tư khác có sinh lời cao hơn, vốn hỗ trợ cho tăng trưởng chắc chắn bị ảnh hưởng. Việc giữ mặt bằng lãi suất như hiện tại đã là một thành công của NHNN, định hướng điều hành lãi suất nên tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất hiện tại. Việc kiểm soát tỷ giá là điều kiện quan trọng để đảm bảo ổn định vĩ mô.

Dưới góc độ thận trọng, một chuyên gia kinh tế nhận định dư địa của chính sách tiền tệ ngày càng bị thu hẹp, bởi tăng trưởng tín dụng trên GDP của Việt Nam đang ở mức cao. Chẳng hạn, năm 2024, quy mô tín dụng trên GDP khoảng 136%. Trong khi đó, nghiên cứu của BIS (2024) ở các nền kinh tế mới nổi tại châu Á cho thấy, nếu quy mô tín dụng/GDP vượt ngưỡng 130%, thì tín dụng sẽ kìm hãm tăng trưởng.

Trong báo cáo kinh tế Việt Nam quý I/2025 của Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu tại Ngân hàng UOB nhận định, với nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 và kéo dài sang năm 2025, cùng với việc FED có xu hướng giữ nguyên lãi suất chính sách, NHNN không chịu áp lực phải nới lỏng chính sách trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nguy cơ căng thẳng thương mại gia tăng trên toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump và sức mạnh của đồng USD trở thành mối lo ngại mới. Theo UOB, NHNN Việt Nam sẽ theo dõi chặt chẽ các áp lực giảm giá đối với VND. “Do đó quyết định hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại là duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,50%”, chuyên gia UOB khuyến nghị.

Về phía NHNN, lãnh đạo NHNN khẳng định sẽ tiếp tục điều hành lãi suất ổn định và theo chiều hướng giảm. Thực tế, lãi suất trên thị trường OMO đã giảm trong hai ngày qua. Tuy nhiên, mức giảm thế nào cho phù hợp cũng cần phải được tính toán kỹ lưỡng. “NHNN cũng sẽ nghiên cứu giảm lãi suất thế nào cho phù hợp. Không phải cứ giảm đã là hay bởi vì lãi suất còn liên quan đến tỷ giá. Việc giảm sâu lãi suất huy động cũng không thu hút được người gửi tiền vào ngân hàng. Ngược lại, nếu lãi suất huy động tăng sẽ kéo theo lãi suất cho vay tăng, như vậy sẽ không hỗ trợ được doanh nghiệp, không đạt được các mục tiêu vĩ mô”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

Các nhà phân tích kinh tế cũng chỉ ra rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt từ 6,5% đến 7,5% trong năm 2025 nếu các chính sách tiền tệ, tài khóa được thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Việc giảm lãi suất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% như kỳ vọng của Chính phủ, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và các yếu tố nền tảng như năng suất lao động, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ.

“NHNN cũng sẽ nghiên cứu giảm lãi suất thế nào cho phù hợp. Không phải cứ giảm đã là hay bởi vì lãi suất còn liên quan đến tỷ giá. Việc giảm sâu lãi suất huy động cũng không thu hút được người gửi tiền vào ngân hàng. Ngược lại, nếu lãi suất huy động tăng sẽ kéo theo lãi suất cho vay tăng, như vậy sẽ không hỗ trợ được doanh nghiệp, không đạt được các mục tiêu vĩ mô”.

Nguyên Vu  
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: Khung pháp lý cho Trung tâm tài chính phải làm rõ các thực thể tham gia “được làm gì và không được làm gì”
Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng
Hiệp hội Ngân hàng đồng hành, tạo niềm tin cho cơ quan quản lý trong xây dựng và triển khai chính sách
Vietcombank tăng tín dụng ưu đãi cho nông lâm, thủy sản lên 15 nghìn tỷ đồng
VIB đặt mục tiêu lãi trước thuế năm 2025 tăng 22%
Chủ tịch Phạm Toàn Vượng: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chủ động thích ứng, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động
Ngân hàng Nhà nước làm việc với hệ thống Ngân hàng Nhà nước Khu vực 3
Thêm ngân hàng gia nhập 'làn sóng' giảm lãi suất huy động, mức giảm cao nhất lên tới 1,05%
Ngân hàng 'chạy đua' tăng vốn điều lệ
Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có thế mạnh của ĐBSCL
VDB phải chủ động đổi mới tư duy, nỗ lực sáng tạo để phát triển bền vững
Công bố thành lập Ngân hàng Nhà nước khu vực 14 và bổ nhiệm lãnh đạo
Phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM trong hoạt động truyền thông chính sách về tiền tệ tín dụng ngân hàng
Ngân hàng Shinhan ký kết hợp tác chiến lược cùng Công ty Kinh doanh bất động sản Viglacera
Điểm danh 3 ngân hàng sẽ tổ chức ĐHĐCĐ trong tuần này: Tâm điểm mà cổ đông quan tâm là gì?
Room ngoại tại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không vượt quá 49%
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm việc với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 13
Yếu tố tạo sự khác biệt và thúc đẩy phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh
Nền tảng tài chính số giúp thu hẹp khoảng cách tài chính của MSME tại các thị trường đang phát triển ở châu Á
Bảng xếp hạng Ngân hàng tốt nhất năm 2025
Xem thêm