|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 22/04/2025 09:07

Ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 21/4, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị ứng dụng Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.

z6528306838592-f4ccfc9cc027579acbefc83186738daf-1745247166.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng phát biểu tại hội nghị.

Những năm qua, Quảng Ninh luôn là điểm sáng, đi đầu trong công cuộc cải cách hành chính, phát triển hạ tầng công nghệ, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu bước đầu, tỉnh Quảng Ninh cũng đang đứng trước không ít thách thức, như: thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao về AI; dữ liệu còn phân tán, thiếu liên thông, đồng bộ; nền tảng hạ tầng dùng chung bắt đầu lạc hậu;

Chưa hình thành kho dữ liệu lớn tập trung và chưa khai thác hiệu quả tài nguyên dữ liệu trong các lĩnh vực; công cụ hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành cũng mới dừng lại việc triển khai được hệ thống chuyển nhận văn bản điện tử tập trung, chưa có hệ thống điều hành thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) vào công tác quản lý, điều hành, giám sát và ra quyết định.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh nhận định: Hội nghị là dịp để trao đổi, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp thực tiễn trong việc ứng dụng dữ liệu và AI vào công tác quản trị nhà nước, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, qua đó chuyển hóa những mục tiêu, định hướng của hai Nghị quyết số 57 và 71 thành những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của tỉnh, hướng tới mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Ninh bền vững và toàn diện.

z6528257378685-d3c0ceba6ceb80dd38016baf8b678c43-1745246579.jpg
Ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Hội nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh kỳ vọng qua hội nghị này, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp nhận được những ý kiến góp quý báu, chia sẻ sâu sắc từ lãnh đạo Bộ KHCN, các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp về chiến lược phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và vai trò của dữ liệu, trí tuệ nhân tạo trong quá trình chuyển đổi số để tỉnh Quảng Ninh có thể xây dựng chiến lược dữ liệu hiệu quả, đồng bộ và có tầm nhìn dài hạn, làm cơ sở rà soát, cập nhật chiến lược dữ liệu quốc gia, triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trọng tâm là ưu tiên hoàn thành các cơ sở dữ liệu đất đai, xây dựng, tài chính, bảo hiểm, doanh nghiệp, lao động việc làm.

Số hóa quy trình, hồ sơ tài liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng AI trong chỉ đạo, điều hành của tỉnh và cấp cơ sở; ứng dụng trong lĩnh vực cửa khẩu, du lịch, y tế, giáo dục, tư pháp, đất đai, tài nguyên môi trường, giao thông, nông nghiệp, quản lý đô thị thông minh. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

z6528306838685-c54316c2540487b4e2f24310ba2fe776-1745247177.jpg
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy chia sẻ về lợi ích và các nguy cơ khi sử dụng AI.

Chia sẻ những kinh nghiệm trong Chiến lược quốc gia về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và vai trò của dữ liệu, AI trong chuyển đổi số, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, vai trò của công nghệ và chuyển đổi số ngày nay rất quan trọng trong việc ứng dụng vào các lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh, giáo dục, y tế… Công nghệ và chuyển đổi số đang ngày càng tạo ra những thay đổi lớn và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, hội nghị sẽ góp phần xây dựng chính sách và cơ chế quản lý phù hợp hơn để thúc đẩy sự phát triển của Quảng Ninh nói riêng và đất nước nói chung.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lưu ý đến một số vấn đề khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đối với các văn bản ở chế độ mật, chưa công khai thì không được để AI khai thác; không nên quá tin tưởng vào AI vì trong một số trường hợp ChatGPT có thể "bịa" được văn bản quy phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.Tại hội nghị, các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và chuyển đổi số đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng dữ liệu và AI phục vụ người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương cũng như trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

z6528257380922-f4be725c4346a14a287c128fc14cd1f6-1745246599.jpg
Bà Laura Nguyễn, Giám đốc điều hành Gen AI Fund, Giám đốc quốc gia Ava Labs tại Việt Nam, cố vấn sáng lập Arcanic AI, chia sẻ tại hội nghị.

Bà Laura Nguyễn, Giám đốc điều hành tại Quỹ đầu tư GenAI Fund, Giám đốc quốc gia của Công ty Ava Labs tại Việt Nam khuyến nghị, Quảng Ninh cần tận dụng lợi thế khi đã có những bước đi đầu trong chuyển đổi số. Theo bà, nên có cuộc phát động phong trào nội bộ cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong tỉnh để họ có thể đóng góp ý tưởng trong việc sử dụng giải pháp về AI trong những hoạt động hằng ngày. Bên cạnh đó cần có một nhóm chuyên trách để hỗ trợ trong việc phát triển, làm việc với các cơ quan, tổ chức quốc tế; có những chương trình đào tạo trong và ngoài nước; đưa ra những chương trình hợp tác, các hoạt động có thể ứng dụng AI vào hoạt động của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng yêu cầu Ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy, Đảng ủy UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai mạnh mẽ chương trình “Bình dân học vụ số” - một chương trình hành động thiết thực để phổ cập hiểu biết về dữ liệu, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo cho cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số.

Đồng thời Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đề nghị các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp phần mềm, nền tảng và các hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ động kết nối với các cơ quan nhà nước để đề xuất, cung cấp các giải pháp, mô hình ứng dụng AI, dữ liệu số phục vụ cải cách hành chính, nâng cao năng suất lao động; phối hợp triển khai các chương trình huấn luyện thực chiến cho cán bộ, công chức, đặc biệt trong việc sử dụng công cụ AI, quản trị dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin; đồng hành cùng chương trình “Bình dân học vụ số”, mở rộng mạng lưới đào tạo, nâng cao nhận thức số trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân; tham gia phản biện chính sách, góp ý cho các định hướng lớn của tỉnh về phát triển dữ liệu và AI, đổi mới sáng tạo và kinh tế số.

z6528257371265-b02962077c83fb6eeef5c4a4d8e0dea2-1745246559.jpg
Các đại biểu ấn nút phát động phong trào "Bình dân học vụ số"

Cũng tại hội nghị, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, trong đó, các sở, ban, ngành phải hành động thiết thực; MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trở thành lực lượng nòng cốt trong việc đưa tri thức số đến với nhân dân; mỗi CBCCVC phải là tấm gương tiên phong trong học tập, thực hành và lan tỏa kỹ năng số không chỉ cho bản thân mà còn cho cả cộng đồng; mỗi người dân tích cực tham gia học tập, rèn luyện, biến kỹ năng số thành năng lực sống thiết yếu trong kỷ nguyên mới./.

Kim Bằng  
Ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ quản trị và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.
APAC dẫn đầu toàn cầu trong ứng dụng GenAI
Qualcomm dự kiến xây dựng Trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam
CMC lên tiếng về thông tin bị tấn công ransomware
Phát động Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2025 - Vietnam Digital Awards
Thành lập Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu quốc gia trong tháng 4
TP.HCM: “Hiện thực” chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào các ngành chủ lực hướng tới phát triển bền vững
Samsung ra mắt dòng màn hình chơi game Odyssey thế hệ mới
realme Việt Nam ra mắt C75x xứng danh “bậc thầy kháng nước” với giá chỉ từ 4,69 triệu đồng
Tạo 'đòn bẩy' để doanh nghiệp công nghệ Việt bứt phá
Xem thêm