|
Hà Nội --°C / --%
Chủ nhật, 16/02/2025 08:39

Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, DN tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt...


Chiều 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

phat-trien-kinh-te-tu-nhan-4-1739623129.jpg
Chiều 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.(Ảnh Quốc hội)

Tại phiên thảo luận, đa số ý kiến các đại biểu bày tỏ cơ bản thống nhất với mục tiêu, yêu cầu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 trong Tờ trình, Báo cáo của Chính phủ. Việc trình Quốc hội điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, góp phần củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng.

Phát biểu giải trình các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn, Chính phủ đã chủ động trình Trung ương, Quốc hội cho điều chỉnh các mục tiêu. Chính phủ đặt ra nguyên tắc tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững.

Về thuận lợi để đạt tăng trưởng trên 8% năm nay, theo ông Nguyễn Chí Dũng là sự đồng thuận của hệ thống chính trị; niềm tin của DN, người dân được củng cố. Các quy định mới đột phá, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được ban hành đi vào cuộc sống; nhiều điểm nghẽn lâu nay được cơ bản tháo gỡ; nhiều dự án hạ tầng chiến lược đẩy nhanh tiến độ. Các cơ hội mới từ hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ ngành có giải pháp chủ động ứng phó. Rồi các dự án tồn đọng, ách tắc đang chậm tháo gỡ; chất lượng nhân lực, năng suất lao động khó chuyển biến. Hơn nữa, thời gian còn lại không nhiều, năm nay còn phải tổ chức Đại hội Đảng các cấp.

phat-trien-kinh-te-tu-nhan-1-1739623177.jpg
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh Quốc hội)

Đặt vấn đề động lực tăng trưởng nào để đạt được mục tiêu, ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng ngoài thế và lực từ lịch sử, thể chế được sửa đổi, hoàn thiện; quyết liệt tổ chức bộ máy theo tinh thần hiệu lực, hiệu quả và chính trị xã hội ổn định là những điều kiện tiên quyết để phát triển nhanh.

Trước yêu cầu trên, Chính phủ xác định 6 nhóm giải pháp chính, gồm ngắn hạn và dài hạn. Các giải pháp ngắn hạn cần triển khai ngay tức thời là hoàn thiện thể chế pháp luật, đáp ứng tình hình mới. Hoàn thành sớm, nhanh việc tổ chức sắp xếp bộ máy mà không làm ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của DN.

Cùng với đó, phát triển các động lực tăng trưởng mới (kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn). Theo dõi sát tình hình của các nước, nhất là Mỹ và tận dụng sự dịch chuyển trong dòng đầu tư thương mại. Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo đông lực cho kinh tế tư nhân.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT thông tin Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành là ngay sau khi Quốc hội thông qua đề án này, Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị với các địa phương để rà soát, đảm bảo mỗi địa phương đạt chỉ tiêu tăng trưởng; đẩy mạnh tổ công tác đôn đốc giải ngân.

“Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, DN vừa và nhỏ, DN tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt….”, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Về dài hạn, tiếp tục hoàn thiện thể chế phân cấp phân quyền triệt để hơn; thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phát huy nhân lực chất lượng cao, phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

phat-trien-kinh-te-tu-nhan-3-1739623208.jpg
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận.(Ảnh Quốc hội)

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng mong đại biểu Quốc hội giám sát ngay ở địa phương việc thực hiện Nghị quyết 25 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng; giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp… để hoàn thành được mục tiêu phát triển. “Với những gì đã và đang làm, sẽ đạt được mục tiêu GDP năm nay trên 8%”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Phát biểu kết luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu Quốc hội thống nhất, năm 2024, nước ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng đạt 7,09%, 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Để tốc độ tăng trưởng đạt 8% trở lên, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, đảm bảo chất lượng của dự án Luật, Nghị quyết, thời gian ban hành các văn bản hướng dẫn, nâng cao hiệu quả, tập trung tổ chức thi hành pháp luật.

phat-trien-kinh-te-tu-nhan-5-1739623236.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận.(Ảnh Quốc hội)

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, đánh giá đúng tình hình, kịp thời có phản ứng chính sách phù hợp, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan thẩm tra, các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường, tại tổ để đưa vào các nội dung quan trọng, cần thiết của Nghị quyết, gửi đại biểu Quốc hội cho ý kiến, trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Bình Châu (tổng hợp)  
Không cầu toàn, không nóng vội khi triển khai dự án điện hạt nhân
Đề nghị bổ sung hơn 38 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC
HSBC: Kỳ vọng Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2025
Công nghệ số trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số
Giá vàng miếng tăng trở lại sau phiên 'lao dốc' cuối tuần
Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' cho tăng trưởng 8% trở lên
Chính thức triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
Đài Loan gia hạn lệnh tăng cường kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam
Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân
Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Hoa Kỳ muốn duy trì hợp tác kinh tế, thương mại bền vững với Việt Nam
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt vốn hơn 203.000 tỷ đồng
Tổng thống Donald Trump đưa ra kế hoạch áp dụng thuế quan 'có đi có lại', hiệu lực có thể bắt đầu từ tháng 4/2025
Thủ tướng đề nghị Samsung đẩy mạnh hợp tác trong công nghệ cao, chuyển đổi số
Cơ giới hóa - chìa khóa then chốt hiện đại hóa nông nghiệp
Tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số
'Vua chuối' tiết lộ bí quyết xuất khẩu: Chấp nhận 'cuộc chơi' với Trung Quốc, giữ chữ tín với Nhật Bản
Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu
MSVN: Nhiều tín hiệu nền kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025
Việt Nam lãng phí tới 8,8 triệu tấn thực phẩm mỗi năm, thiệt hại khoảng 3,9 tỷ USD, tương đương 2% GDP
Xem thêm