|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 11/02/2025 16:47

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Chính sách tín dụng sẽ tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế

Ngân hàng Nhà nước sẽ theo sát diễn biến tăng trưởng tín dụng, nếu lạm phát được kiểm soát ở mức thấp sẽ điều chỉnh tăng chỉ tiêu này và ngược lại. Chính sách tín dụng cũng sẽ tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, khai thác các động lực như tín

thong-doc-nguyen-thi-hong(1).jpg

Phát biểu tại Hội nghị “Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát”, được Chính phủ tổ chức trong sáng ngày 11/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, toàn ngành Ngân hàng quán triệt sâu sắc và ý thức năm 2025, là năm tăng tốc, bứt phá, làm thế nào để thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên, kiểm soát lạm phát, cũng thể hiện trách nhiệm, quyết tâm cao nhất để có giải pháp điều hành phù hợp. Qua lắng nghe ý kiến của các NHTM và ý kiến của các bộ, ngành, tại Hội nghị, Thống đốc đã trao đổi và báo cáo một số vấn đề trọng tâm.

Với tăng trưởng kinh tế, Thống đốc cho rằng, muốn kinh tế tăng tốc và bứt phá, tăng trưởng tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng. Năm 2025, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 16% và có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Nếu lạm phát duy trì ở mức thấp, NHNN có thể tăng tín dụng để kích thích tăng trưởng. Ngược lại, nếu có dấu hiệu rủi ro, chính sách tín dụng sẽ được điều chỉnh để đảm bảo ổn định vĩ mô.

Bên cạnh đó, chính sách tín dụng cũng sẽ tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, khai thác các động lực như tín dụng tiêu dùng, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ...

Thống đốc cho biết thêm, từ tháng 1/2026, hàng hóa xuất khẩu vào nhiều thị trường quốc tế sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường khắt khe. Vì vậy, tín dụng xanh trở thành một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. NHNN khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay các dự án thân thiện với môi trường, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho doanh nghiệp khi xuất khẩu.

"Nếu không làm tốt điều này, không chỉ tăng trưởng xuất khẩu bị ảnh hưởng mà còn có nguy cơ gia tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng", Thống đốc lưu ý.

Qua phát biểu, Thống đốc cũng nhấn mạnh vai trò của tín dụng dành cho nhà ở xã hội (NOXH). Thực tế, nhu cầu NOXH rất lớn, nhưng nguồn vốn và thủ tục triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, NHNN đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các địa phương để đánh giá chính xác nhu cầu, từ đó có chính sách phù hợp. Ví dụ, có những người trẻ chỉ muốn thuê nhà thay vì mua, nên tín dụng cần được thiết kế linh hoạt để đáp ứng thực tế.

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, Thống đốc nhận định: Chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp ngành Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiện nay, NHNN đang phối hợp với Bộ Công an để khai thác cơ sở dữ liệu dân cư, từ đó hỗ trợ các ngân hàng trong việc xác thực thông tin khách hàng. Đồng thời, NHNN cũng nghiên cứu xây dựng cơ chế sandbox (thử nghiệm có kiểm soát) để khuyến khích đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính.

Một vấn đề quan trọng khác là ổn định lãi suất và tỷ giá, Thống đốc cho biết, các ngân hàng mong muốn duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, song điều này sẽ gặp nhiều thách thức do chính sách thương mại của Hoa Kỳ và diễn biến phức tạp của thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy, NHNN đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay, đồng thời tăng cường giám sát cung - cầu ngoại tệ để điều tiết tỷ giá hợp lý.

toan-canh.jpg
Quang cảnh hội nghị

Trước đó, báo cáo tại Hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ biến động kinh tế thế giới và trong nước, nhưng dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm của Chính phủ, sự điều hành quyết liệt, hiệu quả của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã đạt nhiều thành công với toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Việt Nam là điểm sáng về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút vốn FDI. Đóng góp vào thành tựu chung này, ngành Ngân hàng đã cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn, bám sát diễn biến tình hình, chủ động điều hành các công cụ, giải pháp chính sách tiền tệ với thời điểm, liều lượng hợp lý nên đã đạt các mục tiêu đề ra.

Cụ thể, điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát bình quân đạt 3,63%, củng cố nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ kinh tế tăng trưởng 7,09%, cao hơn nhiều nước trên thế giới và khu vực. NHNN tiếp tục chủ động điều hành lãi suất ở mức thấp để định hướng thị trường giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, nhờ đó lãi suất cho vay giảm 1,24% so với cuối năm 2023. Thị trường ngoại tệ, tỷ giá ổn định. Thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá.

NHNN kịp thời chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hiệu quả. Đến hết năm 2024, tín dụng tăng 15,08% so với cuối năm 2023 và đạt mục tiêu đề ra, bổ sung thêm cho nền kinh tế 2,2 triệu tỷ đồng (doanh số cho vay 23 triệu tỷ đồng).

Ngành Ngân hàng đã tích cực tháo gỡ, xử lý khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân. Một số chương trình tín dụng rất hiệu quả được mở rộng và nhiều lần được nâng quy mô. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng nhất là sau cơn bão số 3 đã được đẩy mạnh triển khai trên tinh thần đồng hành giữa ngành Ngân hàng và người dân, doanh nghiệp, nổi bật là chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đã giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Về giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Ngô Hải  
Phía sau pha bứt tốc của VietinBank
Agribank triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác
Thêm ngân hàng thông báo ngừng giao dịch toàn bộ thẻ công nghệ từ
TPBank “kích hoạt” loạt ưu đãi lãi suất cho vay chỉ từ 4,7%/năm
Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng
Đồng Nai: Quyết liệt triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ngay từ đầu năm 2025
Xử lý dứt điểm “cục máu đông” nợ xấu: Cần đẩy nhanh việc luật hóa Nghị quyết 42
Lợi nhuận tăng đột biến tại VPBank
DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác trong năm 2025
Không ngại thách thức thì sẽ bứt phá mạnh mẽ
SHB chốt quyền trả cổ tức, ‘phát lộc’ đầu năm tới cổ đông
Thúc đẩy tín dụng ngay từ đầu năm
TP.HCM: Tín dụng tháng 1/2025 tăng 0,04%
Vai trò của ngân hàng lớn
Top 10 ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế lớn nhất năm 2024
Lần đầu tiên kể từ 2023, một ngân hàng trong nhóm Big 4 tăng nhẹ lãi suất huy động
Ngân hàng luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp có tiềm lực, đầu tư vào các dự án có pháp lý minh bạch và rõ ràng
8 nhiệm vụ, giải pháp của ngành Ngân hàng và các ngân hàng thương mại trong năm 2025
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Chính sách tín dụng sẽ tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế
Xem thêm