|
Hà Nội --°C / --%
Thứ ba, 24/12/2024 19:30

Giải pháp khơi nguồn tài chính xanh tạo sức bật cho các chuỗi liên kết nông nghiệp hiện đại

Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam đã đặt mục tiêu đưa trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, đến nay, các chuỗi liên kết vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng do thiếu hụt nguồn lực tài chính.

Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam đã đặt mục tiêu đưa trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, đến nay, các chuỗi liên kết vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng do thiếu hụt nguồn lực tài chính.

Nội dung trên được thảo luận tại Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững do Viện Quản trị Chính sách phối hợp cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam tổ chức vừa qua.

khoi-thong-nguon-von-xanh-nong-nghiep-1-1734786453.jpg
Diễn đàn “Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững 2024”.

Giải pháp để thu hút thêm dòng vốn tín dụng xanh cho ngành nông nghiệp

Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết năm qua, thiên tai, đặc biệt là Bão số 3 (Yagi), đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nhờ vào sự lãnh đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy kinh tế nông nghiệp, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng.

Cụ thể, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp trong năm 2024 ước đạt mức tăng trưởng 3,1% - 3,4%. trong đó: Trồng trọt tăng 1,7 - 1,9%; chăn nuôi tăng 5,3 - 5,5%; thủy sản tăng 5,0 - 5,2%; lâm nghiệp tăng 4,0 - 4,2%. Sản lượng nhiều sản phẩm nông nghiệp, như lúa, thịt, thủy sản và gỗ, đều tăng trưởng mạnh. Điển hình, sản lượng lúa ước đạt 43,7 triệu tấn, tăng 0,4%, năng suất lúa cũng tăng lên mức 61,4 tạ/ha; sản lượng thịt hơi các loại 8,1 triệu tấn, tăng 3,5%; sản lượng thủy sản 9,6 triệu tấn, tăng 2,4%; sản lượng gỗ khai thác gần 22,9 triệu m³, tăng 9,8%.

“Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn xa ra thị trường quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng để duy trì sự ổn định và nâng cao giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, ông Tiến khẳng định.

khoi-thong-nguon-von-xanh-nong-nghiep-2-1734786479.jpg
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại Diễn đàn.

Thông tin tại Diễn đàn cho rằng, một trong những nút thắt lớn cản trở sự phát triển của ngành nông nghiệp trong nước chính là sự thiếu hụt vốn. Đến nay, các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản mặc dù được nhìn nhận là mô hình hiệu quả song vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng do thiếu hụt nguồn lực tài chính.

Theo đó, bà Lê Nguyễn Thiên Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách đồng thời là Nghiên cứu trưởng Chiến lược Dữ liệu Quốc gia, nhấn mạnh vai trò then chốt của vốn tín dụng ngân hàng và cho rằng đây là yếu tố sống còn đối với sự thành công của các chuỗi liên kết.

“Để phát triển và tạo các chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, nguồn vốn tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực có tính chất mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp", bà Nga khẳng định.

Tuy nhiên, việc thiếu thông tin minh bạch, kịp thời về các doanh nghiệp nông nghiệp đang là một rào cản lớn đối với việc tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy, việc liên kết dữ liệu được thực hiện có thể tạo ra sự khác biệt.

Mô hình liên kết “Chính quyền-viện nghiên cứu-doanh nghiệp-nhà nông” đã được các chuyên gia đưa ra với những kỳ vọng tạo ra sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành. Bởi, sự hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan chính là mấu chốt để hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản hiệu quả.

Không chỉ dừng lại ở việc kết nối thông tin, liên kết dữ liệu giữa “bốn nhà” còn mở ra "cánh cửa" cho tín dụng xanh - một xu hướng tài chính toàn cầu đang được nhiều quốc gia quan tâm.

Trên thị trường, tín dụng xanh đang tập trung vào các dự án thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và sử dụng công nghệ sạch. Đây là những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng bền vững của nông nghiệp.

khoi-thong-nguon-von-xanh-nong-nghiep-3-1734786510.jpg
Bà Lê Nguyễn Thiên Nga cho rằng việc thiếu thông tin minh bạch, kịp thời về các doanh nghiệp nông nghiệp đang là một rào cản lớn đối với việc tiếp cận nguồn vốn.

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các định chế tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và trong nước là Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã tiên phong xây dựng các bộ tiêu chuẩn về môi trường xã hội cho các dự án và đối tác vay vốn, khách hàng.

VietinBank đã tích cực đáp ứng vốn phát triển nông nghiệp, thiết kế rất nhiều sản phẩm đặc thù dành cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã chủ động xây dựng các chính sách, sản phẩm để tạo cơ chế linh hoạt trong việc tài trợ phát triển bền vững trong các lĩnh vực (như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, quản lý nước bền vững, nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, xử lý chất thải và chống ô nhiễm).

Đồng bộ dữ liệu tạo nền tảng kết nối doanh nghiệp và ngân hàng khơi thông nguồn lực

Trong Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam đã đặt mục tiêu đưa trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Để đạt mục tiêu này, bà Lê Nguyễn Thiên Nga đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xác định đúng, đủ và hài hòa lợi ích giữa các bên trong bối cảnh chuyển đổi số và liên thông dữ liệu quốc gia.

Một cơ sở dữ liệu được liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp nông nghiệp (hoặc các doanh nghiệp hoạt động tại khu vực nông thôn) có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin, giao lưu và đối thoại với các tổ chức tín dụng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp có thể truyền tải những thông điệp, đề xuất, kiến nghị, hiến kế… thông qua các kênh truyền thông, từ đó giúp các cơ quan chức năng kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, hướng tới một nền nông nghiệp xanh và bền vững.

khoi-thong-nguon-von-xanh-nong-nghiep-4-1734786548.jpg
Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn.

Về vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chỉ ra dữ liệu đã và đang trở thành một nguồn tài nguyên mới, là yếu tố quan trọng mang tính quyết định.

“Hiện, ứng dụng công nghệ thông tin, dữ liệu đã giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, thống kê, phân tích, dự báo phục vụ chỉ đạo, điều hành và hoạch định chiến lược của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, liên kết dữ liệu giúp các ngân hàng thương mại không chỉ xác thực, định danh khách hàng mà còn nâng cao khả năng phân tích, nắm bắt hành vi và xu hướng tiêu dùng. Từ đó, các ngân hàng đưa ra quyết định trong phát triển, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động,” ông Dũng chia sẻ.

khoi-thong-nguon-von-xanh-nong-nghiep-5-1734786894.jpg
Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển bền vững, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn xa ra thị trường quốc tế.

Bà Nga cho biết Chiến lược dữ liệu Quốc gia đã thu nhận những ý kiến của các chủ thể đóng góp quan trọng cho nền nông nghiệp quốc gia để đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp.

Chiến lược Dữ liệu Quốc gia với sự tham gia đóng góp ý kiến từ nhiều chủ thể quan trọng của nền nông nghiệp, đang dần hoàn thiện, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới. Việc kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp sẽ tạo nền tảng cho việc tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, phát triển kinh tế số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp.

Hơn nữa, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự lên ngôi của Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây, đang tạo ra những cơ hội chưa từng có cho nông nghiệp. Ngoài ra, việc đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số với mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cũng sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế số, xã hội số và đặc biệt là cho một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Tuy nhiên, để liên kết dữ liệu thực sự phát huy hiệu quả, cần có sự chung tay của tất cả các bên liên quan. Bà Lê Nguyễn Thiên Nga khuyến nghị cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp cận thông tin và nguồn vốn. Đặc biệt là nâng cao nhận thức của người nông dân về tầm quan trọng của chuyển đổi số, từ đó giúp họ trở thành những chủ thể tích cực trong quá trình này. Chỉ khi đó, liên kết dữ liệu mới thực sự trở thành “chìa khóa” mở cửa dòng vốn, công nghệ và kiến thức, đưa ngành nông nghiệp Việt bước lên một tầm cao mới.

Tại Diễn đàn, các doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ và Bộ Nông nghiệp tiếp tục hỗ trợ các dự án sáng tạo trong nông nghiệp, đặc biệt là các dự án thân thiện với môi trường và các mô hình nông nghiệp hữu cơ. Ngành nông nghiệp cần xây dựng hệ sinh thái sản xuất xanh: Áp dụng tiêu chuẩn sản xuất sạch, tăng cường tái chế phụ phẩm. Cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics và kho bãi. Cùng với đó, thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nền tảng quản lý nông nghiệp thông minh./.

Trọng Bình  
Nâng cao năng suất quốc gia tạo sức bật khai phá những nguồn lực của đất nước trong kỷ nguyên mới
Để ngành tôm bứt phá và phát triển bền vững cần nhân rộng các mô hình tuần hoàn, kinh tế xanh
Hút vốn và khơi thông đầu tư cho năng lượng tái tạo
Những dự án đầu tư lớn đang tạo lực đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Tạo động lực giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh chóng phát huy lợi thế thương mại điện tử
Công nghệ và bền vững Những trụ cột định hình ngành du lịch toàn cầu năm 2025
Để giữ vị thế cường quốc xuất khẩu hồ tiêu, Việt Nam cần chủ động sản xuất xanh nâng tầm giá trị
TP.HCM cần xây dựng Trung tâm hội chợ, triển lãm xứng tầm
“Mỏ vàng” năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững
Đóng góp những sáng kiến và giải pháp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn
Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp phát triển ngành sữa
Đẩy mạnh phát triển nhuyễn thể và rong biển là phù hợp với xu thế xanh
Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm
Tạo lực hấp dẫn luồng vốn FDI công nghệ cao, thân thiện môi trường
2025 – Sẵn sàng cho kỷ nguyên mới
Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường
Giải pháp khơi nguồn tài chính xanh tạo sức bật cho các chuỗi liên kết nông nghiệp hiện đại
Nâng cao nhận thức và hành động về phát triển kinh tế di sản
Xem thêm