|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 25/04/2025 16:57

Giải pháp nào để kích cầu tiêu dùng nội địa?

Để kích cầu tiêu dùng thì ngoài giảm giá, ngành bán lẻ cần đổi mới sản phẩm, hạ tầng thương mại, kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng… Đây là những giải pháp cần được triển khai mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

tieu-dung-dnktx3-1745554888.jpg
Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư Phạm Đức Sơn,

Không có đột phá thì khó đạt mục tiêu tăng trưởng

Tại Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư Phạm Đức Sơn, cho biết: Nền kinh tế toàn cầu đang trải qua những biến động lớn, tiêu điểm là cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới: Mỹ - Trung Quốc, cùng với đó là nguy cơ bảo hộ thương mại trở thành xu hướng lan nhanh.

Theo ông Sơn, ngày 9/4, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu từ 86 quốc gia với mức từ 10-50%, trong đó, hàng hóa từ Việt Nam chịu mức thuế trong nhóm cao nhất, lên tới 46%.

Dù chính sách thuế đối ứng sau đó đã được tạm hoãn 90 ngày nhưng những diễn biến này đe doạ đến sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam và đặt ra vấn đề cấp bách làm sao để củng cố một cách căn bản thị trường trong nước, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và tăng cường sức chống chịu trước những biến động toàn cầu.

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, hiệu quả. Nghị quyết 77 ngày 10/4/2025 của Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên; Trong đó, đề ra loạt nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng, khai thác tối đa thị trường trong nước; tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí hợp lý, giá vốn rẻ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…

Ngày 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện 47 về giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Trong đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, địa phương có giải pháp tăng kết nối, kích cầu tiêu dùng nội địa. Công điện được ban hành trong bối cảnh trụ cột xuất khẩu chịu áp lực từ các biến động thuế quan. Do đó, khu vực dịch vụ - hiện chiếm 43,44% cơ cấu GDP - trở thành động lực quan trọng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8%

Năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ được Chính phủ đặt mục tiêu tăng 12%. Tuy nhiên, trong quý I, lĩnh vực này mới tăng 9,9% so với cùng kỳ 2024, và chỉ đạt 7,5% nếu trừ yếu tố giá. Trong Chỉ thị 08 hồi đầu tháng 4, Bộ Công Thương xác nhận mức tăng trưởng này chưa đạt kỳ vọng.

tieu-dung-dnktx2-1745554984.jpg
Kích cầu cần tiếp cận theo hướng tạo ra nhu cầu, sản phẩm mới phù hợp với thị trường, thông qua tận dụng công suất sản xuất

Tại "Hội nghị về các giải pháp phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng" ngày 22/4, đại diện Bộ Tài chính đánh giá tâm lý tiêu dùng còn thận trọng dù các dấu hiệu kinh tế vĩ mô tiến triển tốt. CPI quý I tăng 3,22%, trong mức kiểm soát dưới 4%, nhưng tiềm ẩn áp lực lạm phát. Trong khi, tăng trưởng thu nhập thực tế chưa đủ mạnh để tạo ra cú hích cho tiêu dùng.

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đánh giá, nếu ngành bán lẻ "không có đột phá thì khó đạt mục tiêu tăng trưởng 12%". Bộ này đang thu thập các đề xuất để hoàn thiện đề án kích cầu tiêu dùng nội địa, dự kiến trình trước 30/4.

Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Chinh, Phó cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, doanh nghiệp không nên xem nội địa là kênh giải tỏa hàng xuất khẩu tồn đọng vì cách làm này sẽ không hiệu quả.

"Kích cầu cần tiếp cận theo hướng tạo ra nhu cầu, sản phẩm mới phù hợp với thị trường, thông qua tận dụng công suất sản xuất", ông Chinh khuyến nghị.

Nên khuyến khích sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giá hợp lý

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Trần Thị Phương Lan, các doanh nghiệp ngành bán lẻ phải tích cực ứng dụng chuyển đổi số để bắt kịp xu thế về các chuỗi cung ứng liên kết chặt chẽ với nhau; triển khai bán hàng đa kênh, phục vụ du lịch, mua sắm, trải nghiệm của người dân. Từ đó, tăng niềm tin và kích cầu tiêu dùng của người dân.

Bên cạnh đó, giữa nhà sản xuất, hệ thống phân phối và người tiêu dùng cần kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm hướng đến sản xuất xanh, tiêu dùng xanh. Tất cả hướng đến phục vụ quyền lợi của người tiêu dùng, khi đó người tiêu dùng sẽ có niềm tin vào sản phẩm.

tieu-dung-dnktx1-1745554867.png
Doanh nghiệp bán lẻ phải chủ động nắm bắt, “đi tắt, đón đầu” và tạo ra giá trị riêng, tạo nên sự mới mẻ trong cách mua sắm,

Khuyến nghị về giải pháp, TS. Vũ Vinh Phú đề xuất, doanh nghiệp ngành bán lẻ cần cấu trúc lại hoạt động kinh doanh của mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, tăng được doanh thu và đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần tận dụng triệt để đổi mới sáng tạo trong việc tìm kiếm được thị trường mới, công thức kinh doanh mới, khách hàng mới, lĩnh vực mới. Doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt, “đi tắt, đón đầu” và tạo ra giá trị riêng, tạo nên sự mới mẻ trong cách mua sắm, tiêu dùng của người dân, từ đó, tạo ra những cú hích doanh số bán lẻ trong giai đoạn sắp tới.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân), để GDP đạt trên 8% và hướng đến tăng trưởng 2 con số thì tiêu dùng nội địa cần tăng khoảng 12%, cao hơn mức trung bình 8% của 5 – 10 năm qua. Vì vậy, kích cầu tiêu dùng trong nước trở thành ưu tiên hàng đầu, thông qua các chính sách giảm thuế, hỗ trợ lãi suất và đẩy mạnh chương trình khuyến khích chi tiêu.

Chính phủ đã tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đến hết ngày 30/6. Mới đây, Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất mở rộng đối tượng giảm thuế VAT cho 6 tháng cuối năm nay và năm 2026.

tieu-dung-dnktx4-1745555139.JPG
GS-TSKH. Nguyễn Mại

Tại Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" diễn ra sáng 25/4, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch danh dự VAFIE cho biết: Việt Nam là nước có 100 triệu dân, là một thị trường hấp dẫn không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà còn với doanh nghiệp nước ngoài. Chúng ta nói nhiều về thị trường trong nước nhưng ít quan tâm đến chính sách thị trường trong nước.

Cách đây 15 năm là ưu tiên hàng Việt Nam, cách tiếp cận như vậy giờ không thích hợp. Ví dụ, ở Nhật Bản, hàng tốt nhất là người Nhật tiêu dùng, như thế họ mới cố gắng sản xuất tốt hơn nữa. Tóm lại, nên thay đổi cách tiếp cận, ưu tiên hàng Việt Nam bằng cách khuyến khích việc sản xuất cho người Việt Nam sử dụng sản phẩm chất lượng cao, giá hợp lý.

Hai là, nước ta là nước có thu nhập trung bình cao và đang tiến tới thu nhập cao, nếu không giải quyết đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông thì sao có thể kích cầu?

Ba là, hiện nay doanh nghiệp Việt đủ sức để thay thế nước ngoài để làm ô tô, xe máy, xây dựng, khách sạn,… năng lực của doanh nghiệp Việt từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn đủ sức làm, thậm chí làm tốt hơn, chất lượng tốt hơn, công trình xây dựng nhanh hơn. Nếu chúng ta muốn tiêu dùng nội địa, kích cầu thì phải nhấn mạnh đặc thù trong nước.

"Theo tôi, cần thực hiện 7 giải pháp: Đổi mới thể chế, luật pháp liên quan đến thị trường; đổi mới chính sách có liên quan đến thị trường; các doanh nghiệp cũng cần thay đổi chiến lược kinh doanh với tầm nhìn trung và dài hạn dựa trên nghiên cứu thị trường và dự báo biến động thị trường; doanh nghiệp cần có chiến lược hình ảnh và thương hiệu, hiện có rất ít thương hiệu mạnh, cần khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hình ảnh; nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp; tăng cường đầu tư R&D và bồi dưỡng nguồn nhân lực", ông Mại khuyến nghị.

Ngoài ra, theo ông Mại, cần khuyến khích doanh nghiệp trong nước liên kết theo chuỗi, tham gia chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu, như vậy sẽ có loạt doanh nghiệp quy mô lớn đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Đây là những giải pháp cần thiết, giúp thị trường trong nước k chỉ hấp dẫn với người Việt Nam, doanh nghiệp trong nước mà còn với doanh nghiệp nước ngoài.

Tuấn Trần  
Giải pháp nào để kích cầu tiêu dùng nội địa?
TP.HCM chưa phát hiện sản xuất, buôn bán sữa giả
TP.HCM tập trung mọi nguồn lực, phối hợp tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
TP.HCM: “Gỡ khó” cho doanh nghiệp và nhà đầu tư về những chính sách mới
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách
Nhận diện và tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp khi triển khai ESG
Ứng dụng công nghệ cao: Chìa khóa nâng cao thu nhập cho người trồng lúa Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer
Cà Mau: Giá tôm tăng nhẹ nhờ Mỹ hoãn thuế, doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
Thủ tướng: Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất để ứng phó biến đổi khí hậu
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Rosen Partners
Tập đoàn Thụy Điển muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu đầu tiên về dệt may tuần hoàn, công nghệ cao
Tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển TP.HCM
Lãnh đạo TP.HCM tri ân các cá nhân tiêu biểu, đóng góp vào sự phát triển của Thành phố
Tạo lập hệ sinh thái bền vững cho Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM
Lễ thượng cờ trên nóc nhà Nam Bộ Hào khí 50 năm ngày vui đại thắng
Giá hạt tiêu giảm ngắn hạn nhưng triển vọng phục hồi mạnh trong trung và dài hạn
Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện
Cần Giờ vươn ra biển lớn: Đã đến lúc tái định vị vai trò của kinh tế biển
Xem thêm