|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 28/02/2025 11:54

Thép mạ giá rẻ Trung Quốc 'đổ bộ', doanh nghiệp kiến nghị Bộ Công Thương bảo vệ thép trong nước

(Chinhphu.vn) - Các doanh nghiệp thép nội địa Việt Nam đang bày tỏ sự lo ngại khi lượng thép mạ giá rẻ từ Trung Quốc và Hàn Quốc đổ bộ vào thị trường với tốc độ chóng mặt, đẩy ngành sản xuất trong nước vào thế khó.

Thép mạ giá rẻ Trung Quốc 'đổ bộ', DN kiến nghị Bộ Công Thương bảo vệ thép trong nước- Ảnh 1.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có văn bản tới Bộ Công Thương, đề nghị sớm xử lý vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ việc AD19).

Thép mạ Trung Quốc tràn vào ồ ạt

Theo VSA, từ khi biện pháp chống bán phá giá với thép mạ (vụ AD02) hết hiệu lực vào tháng 5/2022, thép mạ Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam một cách ồ ạt, chiếm 64-67% tổng lượng thép nhập khẩu trong giai đoạn 2022-2023. Tình trạng này không có dấu hiệu dừng lại mà còn gia tăng, gây áp lực nặng nề lên ngành sản xuất thép trong nước.

Ngày 21/2/2025, Bộ Công Thương ban hành quyết định số 460/QĐ-BCT, áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc (vụ AD20), dựa trên đơn khởi kiện của Tập đoàn Hòa Phát và Formosa. Động thái này mang lại hiệu ứng tích cực ban đầu, giúp thị trường thép nội địa phần nào khởi sắc.

Tuy nhiên, trong khi thép cuộn cán nóng nguyên liệu chính để sản xuất thép mạ được bảo vệ thì thép mạ nhập khẩu (vụ AD19) vẫn chưa có biện pháp cụ thể, dù đã được 5 doanh nghiệp ngành thép tôn mạ khởi kiện từ cuối năm trước. Việc áp thuế tạm thời với thép cuộn cán nóng (AD20) trước khi có kết luận chính thức cho thép mạ (AD19) đã tạo ra bất lợi lớn cho doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước.

Sự thiếu đồng bộ này là giá thép cuộn cán nóng tăng cao do thuế tạm thời, kéo theo chi phí sản xuất thép mạ nội địa leo thang. Trong khi đó, thép mạ nhập khẩu giá rẻ vẫn tự do chiếm lĩnh thị trường, đặt doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" vừa phải gánh chi phí nguyên liệu đắt đỏ, vừa đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại.

Hiệp hội Thép Việt Nam cảnh báo, nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ ngành thép mạ bị tổn thương mà toàn bộ chuỗi giá trị ngành thép nội địa cũng sẽ bị kéo lùi nghiêm trọng.

Theo văn bản, Hiệp hội Thép Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương xem xét và có giải pháp giải quyết vụ việc AD19 nhằm đảm bảo công bằng trong cạnh tranh, bảo vệ quyền hợp với của các doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước.

Ngày 21/2/2025, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động 19,38 - 27,83%.

Theo quyết định này, hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 19,38 - 27,83%, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi ban hành và áp dụng trong vòng 120 ngày.

Bộ Công Thương cho biết trong quá trình điều tra vụ việc, thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động từ hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc.

Sau khi áp thuế chống bán phá giá tạm thời, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập, xác minh thông tin. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được xem là biện pháp cần thiết để bảo vệ ngành thép nội địa, trước áp lực cạnh tranh từ thép nhập khẩu giá rẻ.


Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình, đảm bảo các biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện minh bạch và công bằng, tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước phát triển bền vững.

Phan Trang  
Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới
Giảm 30% chi phí, thời gian làm thủ tục: Hai điều doanh nghiệp cần nhất
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen: Ngành tôn thép xu thế chung là đi xuống
Phát triển nông sản song phương Việt - Mỹ: Nhiều tín hiệu khả quan
Lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và căng thẳng thương mại leo thang, kim loại quý hút dòng tiền
'Ông lớn' thiết bị y tế Hàn Quốc đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác
Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025
Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều thỏa thuận thương mại được ký kết trị giá lên tới 90,3 tỷ USD
EU không áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép cán nóng Hòa Phát
Nâng tầm cà phê Việt để hướng tới doanh thu 20 tỷ USD
Nguồn cung dư thừa, giá dầu giảm mạnh
Doanh nghiệp “hiến kế” để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 2 con số
Singapore – Việt Nam hợp tác quản lý thị trường vốn và tài sản số
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM
Rà soát, đánh giá nội dung báo chí phản ánh doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng
Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024
Nền tảng vững chắc cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Đổi mới sáng tạo xanh: Nâng cao thu nhập từ chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất áp giá sàn xuất khẩu 500 USD/tấn
Xem thêm