|
Hà Nội --°C / --%
Thứ sáu, 28/02/2025 14:42

Xuất khẩu dệt may có đà tăng trưởng tốt nhờ doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng

Thông tin VITAS cho biết, năm 2025 ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 47- 48 tỷ USD. Đây là con số có sự tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng về việc các doanh nghiệp đã nhận được nhiều đơn hàng.

Dệt may đón được nhiều đơn hàng

Chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường chia sẻ, tháng đầu năm 2025, tình hình sản xuất kinh doanh toàn Vinatex tăng trưởng 14% so với cùng kỳ. Các đơn vị ngành sợi về cơ bản đã có đơn hàng cho sản xuất và có lợi nhuận trở lại khi sản xuất các sản phẩm sợi đặc thù cho thị trường ngách.

Với ngành may, hầu hết các đơn vị trong Tập đoàn đã có đủ đơn hàng sản xuất tới hết tháng 6/2025 và đang tiếp tục đàm phán ký kết các đơn hàng trong quý III, tuy nhiên khách hàng đang tỏ ra thận trọng trước các chính sách về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ảnh hưởng nhiều tới chuỗi cung ứng.

Nhìn rộng ra toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may trong tháng 1/2025 đạt 3,68 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ. Sự suy giảm này là do tháng 1/2025 có nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Xét về hiệu quả sản xuất theo giá trị xuất khẩu trung bình mỗi ngày làm việc tăng trên 20% so cùng kỳ. Trong đó, một số thị trường có sự tăng trưởng như thị trường Mỹ đạt 1,44 tỷ USD tăng 5,6%; thị trường EU đạt 366,1 triệu USD, tăng 4%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 343,4 triệu USD, tăng 1,2%.

Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony cho biết, mới đây, đơn vị đã ký đơn hàng với một thị trường mới là Châu Phi với 110.000 áo. Đồng thời, công ty cũng có nhiều đơn hàng quý I/2025 đã được chốt.

Bên cạnh đó, sự chuyển dịch lớn đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar sang Việt Nam… là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành dệt may đón "mưa" đơn hàng ngay từ đầu năm 2025.

Theo thông tin từ Công ty CP Chứng khoán BIDV dẫn thông tin Dệt may TNG (Mã: TNG) cơ bản lấp đầy đơn hàng đến hết quý I/2025 và đang tiếp tục đàm phán để chốt kế hoạch sản xuất cho nửa đầu năm 2025. Biên lợi nhuận kỳ vọng tương đương hoặc cải thiện nhẹ so với 2024.

Xuất khẩu dệt may có đà tăng trưởng tốt nhờ doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng - 1

VITAS cho biết, năm 2025 ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 47- 48 tỷ USD.

Ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 47- 48 tỷ USD

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, năm 2025 ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 47- 48 tỷ USD. Đây là con số có sự tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng về xu thế đơn hàng.

Chủ tịch VITAS cho biết, đây là con số có sự tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng về xu thế đơn hàng. Trong đó, ngành may được dự báo sẽ có lượng đơn hàng dồi dào hơn so với năm 2024.

Theo VITAS, hiện nhiều doanh nghiệp dệt may đã ký kết đơn hàng hết quý I/2025, có doanh nghiệp đã ký kết tới hết quý II/2025.

Với sự ổn định của đơn hàng và các chiến lược phát triển linh hoạt, ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá mạnh mẽ vào năm 2025.

Việc mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới và cải thiện năng lực sản xuất sẽ là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp dệt may duy trì đà tăng trưởng bền vững.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho biết, năm 2024, ngành dệt may trên quy mô toàn cầu không có sự chuyển biến, tăng trưởng rõ nét. Tuy nhiên, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng là nhờ ngành dệt may tận dụng tốt sự chuyển dịch đơn hàng xuất khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Bangladesh... sang Việt Nam. Nhiều thị trường xuất khẩu mới nổi như Trung Đông, châu Phi đã được các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận để mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, tồn kho tại các thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản có xu hướng giảm dần so với cùng kỳ năm trước, cộng với sức mua có xu hướng tăng đã giúp phục hồi nhu cầu đặt hàng từ các đối tác.

Bảo Phương  
Cảnh báo giả mạo Bộ Tài chính để lừa đảo
'Xanh hóa' giáo dục để tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xanh
ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,6% năm 2025
Người dân phấn khởi xem tập bắn đại bác tại bến Bạch Đằng, TP.HCM
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp
Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp, sáp nhập
TỔNG THUẬT: Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng
Việt Nam-Hàn Quốc tăng cường hợp tác thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030
Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển với thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh
Xác định lĩnh vực, tiêu chí trọng tâm của dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trước, trong và sau sắp xếp phải bảo đảm hoạt động thông suốt
Cơ quan Tiền tệ Singapore nới lỏng chính sách đồng nội tệ để giúp nền kinh tế vượt qua bão thuế quan của Mỹ
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ
Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng: Doanh nghiệp có thêm dư địa, song cần định vị chiến lược, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng
Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu cả nước, tạo kỳ tích tăng trưởng quý I/2025
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
Kết nối tại Hội thảo lúa gạo 2025: “Mong muốn sắp tới được tư vấn, tiếp cận vay vốn tại Agribank để phát triển HTX”
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng toàn quốc 2025
Xem thêm