|
Hà Nội --°C / --%
Thứ tư, 14/05/2025 16:08

Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 khoảng 61.513 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng khoảng 19.607 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 41.906 tỷ đồng.

Sáng 14/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 590/QĐ-BXD được Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang ký ngày 13/5.

Cần vốn đầu tư trên 61.000 tỷ đồng

Theo quyết định trên, mục tiêu và nội dung quy hoạch Cảng biển Sóc Trăng gồm các khu bến là Kế Sách, Đại Ngãi, Trần Đề và các bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh, trú bão.

Về mục tiêu đến năm 2030, hàng hóa và hành khách thông qua hàng hóa từ 30,7 triệu tấn đến 41,2 triệu tấn (trong đó hàng container từ 0,97 triệu TEU đến 1,36 triệu TEU); hành khách từ 522,1 - 566,3 nghìn lượt khách.

Đối với kết cấu hạ tầng có tổng số 6 bến cảng gồm từ 16 cầu cảng đến 18 cầu cảng với tổng chiều dài từ 2.693 - 3.493 m (chưa bao gồm các bến cảng khác).

Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng - 1
Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng - 2
Phối cảnh bến ngoài khơi cảng biển Trần Đề và cầu dẫn ra cảng.

Tầm nhìn đến năm 2050, hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5 - 6,1 %/năm; hành khách với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1 - 1,25 %/năm.

Về kết cấu hạ tầng theo tầm nhìn đến năm 2050 là tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa, trong đó hình thành cảng cửa ngõ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với nội dung quy hoạch, các khu bến cảng quy hoạch đến năm 2030 là khu bến Đại Ngãi có hàng hóa thông qua từ 3,2 - 3,8 triệu tấn. Quy mô các bến cảng gồm một bến cảng với 6 cầu cảng có tổng chiều dài 630 m.

Cụ thể, bến cảng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Long Phủ 1 có 6 cầu cảng hàng rời, hàng lỏng với tổng chiều dài 630 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 10.000 tấn đầy tải và 20.00 tấn giảm tải, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 3,2 - 3,8 triệu tấn.

Khu bến Kế Sách có hàng hóa thông qua từ 1,9 - 3,7 triệu tấn; quy mô các bến cảng có 2 bến gồm 4 cầu cảng với tổng chiều dài 920 m. Cụ thể, bến cảng tổng hợp Cái Côn có 2 cầu cảng tổng hợp và một cầu cảng chuyên dùng xi măng với tổng chiều dài 740 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1,6 - 3,4 triệu tấn.

Bến cảng xăng dầu Mỹ Hưng có một cầu cảng hàng lỏng/khí dài 180 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 15.000 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa 0,3 triệu tấn.

Khu bến Trần Đề hàng hóa và hành khách thông qua các bến trong sông Hậu phía hạ lưu cầu Đại Ngãi hàng hóa từ 1 - 1,1 triệu tấn, hành khách từ 522,1 - 566,3 nghìn lượt khách. Còn bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề hàng hóa từ 24,6 - 32,5 triệu tấn.

Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng - 3
Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng - 4

Quy mô các bến cảng Trần Đề sẽ có các bến trong sông Hậu phía hạ lưu cầu Đại Ngãi (2 bến cảng gồm 4 cầu cảng với tổng chiều dài 343 m). Bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề có một bến cảng gồm 2-4 cầu cảng với tổng chiều dài từ 800 - 1.600 m (chưa bao gồm cầu cảng chuyển tiếp phía bờ tại cửa Trần Đề).

Cụ thể, bến cảng phục vụ Khu công nghiệp Trần Đề có 2 cầu cảng tổng hợp, hàng rời với tổng chiều dài 260 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 2.000 tấn, cỡ sà lan, phương tiện thủy trọng tải đến 5.000 tấn phù hợp với tĩnh không công trình vượt sông, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 1 - 1,1 triệu tấn.

Bến cảng Superdong Trần Đề - Sóc Trăng có 2 cầu cảng hành khách với tổng chiều dài 83 m, tiếp nhận tàu cao tốc trọng tải đến 200 tấn, phà biển trọng tải đến 500 tấn, đáp ứng nhu cầu thông qua hành khách từ 522,1 - 566,3 nghìn lượt khách.

Bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề có từ 2 - 4 cầu cảng tổng hợp, container, hàng rời với tổng chiều dài từ 800 - 1.600 m, tiếp nhận tàu tổng hợp, container trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 160.000 tấn đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 24,6 - 32,5 triệu tấn. Đầu tư các cầu cảng tiếp chuyển phía bờ tại Trần Đề có quy mô và tiến trình đầu tư phù hợp với quy mô đầu tư bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề theo quy hoạch nhằm hỗ trợ hoạt động khai thác cảng.

Về tầm nhìn liên quan đến nội dung quy hoạch, các khu bến cảng đến năm 2050 là tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5%/năm đến 6,1%/năm. Bến cảng ngoài khơi Trần Đề có quy mô dự kiến phát triển khoảng 14 cầu cảng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng hóa…

Đối với nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch của cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 khoảng 1.331 ha (chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics... gắn liền với cảng). Còn tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 148.486 ha. Trong đó đã bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải.

Từ quy hoạch trên, cơ quan chức năng đưa ra nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Sóc Trăng đến năm 2030 khoảng 61.513 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng khoảng 19.607 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 41.906 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa). Các dự án ưu tiên đầu tư theo quy hoạch này là “Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng” và “Bến cảng biển”.

Trong đó, Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng là đầu tư xây dựng hạ tầng công cộng bến cảng ngoài khơi của Trần Đề (luồng tàu, đê chắn sóng, cầu vượt biển) đồng bộ với quy mô, lộ trình đầu tư các bến cảng, lộ trình đầu tư tùy thuộc vào nguồn lực và nhu cầu; đầu tư các kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải như: khu neo đậu tránh, trú bão, đài thông tin duyên hải, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS); đầu tư xây dựng bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành. Còn Bến cảng biển là đầu tư bến cảng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 và kêu gọi đầu tư các bến cảng tại khu bến ngoài khơi của Trần Đề.

Vai trò quan trọng của Sóc Trăng với Cục Hàng hải và Đường thủy

Để thực hiện quy hoạch trên, Bộ Xây dựng yêu cầu Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh Sóc Trăng để công bố, kiểm tra, giám sát quy hoạch và thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành hàng hải tại cảng biển Sóc Trăng theo thẩm quyền; tham mưu cho Bộ Xây dựng hoặc xử lý theo thẩm quyền nội dung có liên quan về dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng, giao thông kết nối.

Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam cũng được giao nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất Bộ Xây dựng xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng. thuộc cảng biển Sóc Trăng…

Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng - 5
Đầu năm 2025, ​​​​ông Trần Văn Lâu (đứng) đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành trong việc thực hiện báo cáo tiền khả thi Dự án cảng biển Trần Đề.

Đối với UBND tỉnh Sóc Trăng, Bộ Xây dựng yêu cầu chỉ đạo việc cập nhật các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết cảng biển được duyệt; quản lý, bố trí quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đại đảm bảo phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cầu, bến cảng.

Địa phường này cũng được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam trong quá trình xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch cảng biển và các định hướng phát triển giao thông kết nối cảng biển trong quy hoạch; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị xây dựng, môi trường, quốc phòng, an ninh để giải quyết các vấn đề có liên quan theo quy định trong quá trình chấp thuận, cấp phép đầu tư bến cảng, cầu cảng; chủ trì quy định, công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển Sóc Trăng theo quy định.

Duy Khang  
Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng
Bứt tốc phát triển hạ tầng, đưa tăng trưởng về đích
Nhu cầu mua ở thực tăng mạnh, chung cư tiếp tục dẫn sóng thị trường Hà Nội
Thủ tướng dự lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định
Đề xuất nguồn vốn đầu tư cao tốc Nha Trang - Đà Lạt
Cả nước đã có 2.268 km đường bộ cao tốc
TP.HCM tháo nút thắt, 63.800 căn hộ được cấp sổ hồng
Động thái mới của nhà đầu tư khi Bình Dương sẽ “chung một nhà” với TP.HCM
Nhà đầu tư tăng tốc “săn” Boutique Gate, đón đầu làn sóng triệu du khách tới Thành phố Expo sau loạt tin hot
Bảo đảm tiến độ, chất lượng, môi trường, chi phí trong thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Nghiên cứu, bổ sung Cảng hàng không Măng Đen, Vân Phong vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không
Bảo đảm chất lượng, tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, không để đội giá
Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà
Thị trường căn hộ TP. Thủ Đức: Căn hộ thứ cấp tăng giá, thanh khoản tốt
Phía Đông TP.HCM dẫn đầu nguồn cung căn hộ sơ cấp trong quý I/2025
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
TP. Đồng Xoài tăng tốc hạ tầng, Golden Mile thành điểm sáng
CapitaLand công bố chạm mốc 98% lượng đặt chỗ cho Orchard Heights, Sycamore
Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn chính thức thực hiện mũi khoan cọc đầu tiên
Nguồn cung tiếp tục cải thiện, hàng chục ngàn căn hộ chung cư sắp được tung ra thị trường
Xem thêm