|
Hà Nội --°C / --%
Thứ hai, 10/02/2025 20:01

Trung Quốc áp thuế lên 14 tỷ USD hàng hóa của Mỹ

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington ngày 10/2 thông báo, Bắc Kinh đã chính thức áp thuế quan trả đũa đối với khoảng 14 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Động thái này đã dập tắt hy vọng ngăn chặn được cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế

Từ ngày 10/2, Trung Quốc áp thuế lên 14 tỉ USD hàng hóa Mỹ

Các biện pháp thuế quan có hiệu lực từ ngày 10/2 đã được Bắc Kinh công bố trong tuần trước nhằm đáp trả quyết định của Mỹ về việc áp thuế bổ sung 10% lên hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi động thái này là "đòn mở màn" trong chiến dịch tấn công thương mại mới nhằm vào Trung Quốc.

So với các biện pháp thuế quan trên diện rộng của Mỹ, các mức thuế của Trung Quốc – nhắm vào xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), than đá, dầu thô, thiết bị nông nghiệp, cũng như một số mặt hàng ô tô của Mỹ với mức thuế từ 10% đến 15% – được đánh giá là để mở ra cơ hội đàm phán nhằm tránh một cuộc xung đột thương mại toàn diện.

180493c418abcdf0982b22126ee7def3.jpg
Các biện pháp thuế quan trả đũa của Trung Quốc áp lên khoảng 14 tỷ USD hàng hóa của Mỹ

Đến thời hạn chót vào ngày 9/2, không có thông tin nào về một thỏa thuận và đại sứ quán Trung Quốc tại Washington xác nhận các biện pháp thuế quan có hiệu lực từ 0h01 ngày 10/2 theo giờ Bắc Kinh (tức 11:01 ngày 9/2 giờ Washington, D.C.).

Những căng thẳng liên tiếp leo thang

Tuần trước, Bắc Kinh cũng đã mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google, công cụ tìm kiếm bị chặn tại Trung Quốc và Illumina, một công ty công nghệ sinh học. Ngoài ra, Trung Quốc đưa công ty mẹ của các thương hiệu thời trang đến từ Mỹ, bao gồm Calvin Klein và Tommy Hilfiger vào danh sách đen.

Trung Quốc tiếp tục thể hiện quyền kiểm soát chuỗi cung ứng đất hiếm bằng cách hạn chế xuất khẩu sang Mỹ năm loại kim loại quan trọng được sử dụng trong ngành công nghiệp quốc phòng, tấm pin mặt trời, pin xe điện và các sản phẩm năng lượng xanh khác. Hiện tại, Trung Quốc sản xuất khoảng 60% tổng lượng đất hiếm trên thế giới và chiếm 90% công suất chế biến trong ngành.

Các thị trường tài chính ban đầu kỳ vọng Tổng thống Trump sẽ áp dụng cách tiếp cận tương tự với Trung Quốc như với Canada và Mexico – hai nước cũng bị áp thuế nhưng sau đó được hoãn lại một tháng để tiến hành các cuộc đàm phán vào phút chót. Tổng thống Donald Trump từng gợi ý rằng, ông sẽ nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng sau đó tuyên bố ông "không vội" làm điều đó.

Ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc, cùng với Mexico và Canada, không ngăn chặn fentanyl “chảy” vào Mỹ. Fentanyl là loại ma túy tác dụng mạnh, dễ vận chuyển, lợi nhuận khổng lồ, khiến các băng đảng buôn lậu chúng vào Mỹ bằng mọi con đường có thể.

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) điều tra việc Trung Quốc tuân thủ giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận thương mại năm 2020, trong đó Bắc Kinh cam kết mua thêm hàng hóa Mỹ. Báo cáo từ cuộc điều tra dự kiến được công bố vào ngày 1/4, có khả năng dẫn đến một cuộc đối đầu khác giữa hai bên.

Mặt khác, Bắc Kinh đã thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế dòng chảy của các thành phần tạo ra fentanyl – hay được gọi là tiền chất fentanyl - kể từ sau hội nghị thượng đỉnh ở San Francisco vào cuối năm 2023 giữa Tổng thống Mỹ khi đó là Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, chính quyền Trump lại đưa ra cáo buộc, Trung Quốc vẫn tiếp tục trợ cấp cho các công ty sản xuất tiền chất fentanyl.

Quan hệ thương mại Mỹ - Trung đã định hình nền kinh tế của cả hai quốc gia trong nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hóa của Trung Quốc trong tổng lượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đã giảm đáng kể từ khi ông Trump áp dụng thuế quan trong nhiệm kỳ đầu, khiến một số nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể có vị thế tốt hơn trong lần đối đầu này.

Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á tại HSBC, nhận định, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có thể chịu được mức thuế 10%, vì giá xuất khẩu của nước này đã giảm nhiều hơn so với các đối thủ trong hai năm qua.

"Nếu mức thuế chỉ dừng ở 10% và không tăng thêm, tôi nghĩ nhiều nhà đầu tư sẽ cảm thấy yên tâm. Tuy nhiên, mối lo ngại lớn nhất là đây có thể chỉ là bước khởi đầu cho các hạn chế thương mại nghiêm ngặt hơn trong tương lai”, chuyên gia của HSBC nói.

Quỳnh Lê  
Xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới
Giảm 30% chi phí, thời gian làm thủ tục: Hai điều doanh nghiệp cần nhất
Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen: Ngành tôn thép xu thế chung là đi xuống
Phát triển nông sản song phương Việt - Mỹ: Nhiều tín hiệu khả quan
Lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ và căng thẳng thương mại leo thang, kim loại quý hút dòng tiền
'Ông lớn' thiết bị y tế Hàn Quốc đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác
Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025
Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều thỏa thuận thương mại được ký kết trị giá lên tới 90,3 tỷ USD
EU không áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép cán nóng Hòa Phát
Nâng tầm cà phê Việt để hướng tới doanh thu 20 tỷ USD
Nguồn cung dư thừa, giá dầu giảm mạnh
Doanh nghiệp “hiến kế” để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 2 con số
Singapore – Việt Nam hợp tác quản lý thị trường vốn và tài sản số
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM
Rà soát, đánh giá nội dung báo chí phản ánh doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng
Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024
Nền tảng vững chắc cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Đổi mới sáng tạo xanh: Nâng cao thu nhập từ chuỗi giá trị lúa gạo và xoài ở ĐBSCL
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất áp giá sàn xuất khẩu 500 USD/tấn
Xem thêm