|
Hà Nội --°C / --%
Chủ nhật, 20/04/2025 12:17

Đổi mới sáng tạo trong xây dựng thương hiệu quốc gia khẳng định vị thế thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế

Thời gian qua, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng được chú trọng xây dựng và phát triển. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các thương hiệu hàng đầu Việt Nam không chỉ có những cải tiến vượt bậc cả về giá trị và chỉ số sức mạnh mà ngày càng khẳng định vị thế thương hiệu quốc gia Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.

thuong-hieu-quoc-gia-doi-moi-sang-tao-1-1745112960.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm gian hàng của Công ty TH bên lề Lễ công bố sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, lần thứ 9. (Ảnh Vietnam+)

Từ thương hiệu doanh nghiệp tới thương hiệu quốc gia

Ngay từ năm 2003, Việt Nam đã khởi xướng "Chương trình thương hiệu quốc gia". Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam, đồng thời quy tụ, khơi dậy nỗ lực của các ngành, các cấp và nhiệt huyết của cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nói riêng và Thương hiệu quốc gia Việt Nam nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Việc xây dựng và phát huy giá trị “Thương hiệu Việt Nam” nhận được sự quan tâm lớn từ Chính phủ, các địa phương, từng doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Để tiến tới xây dựng một quốc gia có uy tín về hàng hóa, dịch vụ đa dạng và phong phú với chất lượng cao, việc xây dựng thương hiệu vừa là điều kiện cần, vừa là điều kiện đủ. Khi các doanh nghiệp sản xuất, phân phối xây dựng được thương hiệu đạt chuẩn sẽ dần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thời gian qua, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng được chú trọng xây dựng và phát triển. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, các thương hiệu hàng đầu Việt Nam không chỉ có những cải tiến vượt bậc cả về giá trị và chỉ số sức mạnh mà ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới.

Hiện nay, các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Không chỉ trong nước, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, như Viettel, Petrovietnam, Vingroup, FPT, THACO, Hòa Phát, TH, Vinamilk, Masan...

Nhiều doanh nghiệp đã vươn lên làm chủ công nghệ, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có thương hiệu, tạo dựng được hệ sinh thái cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển, tiên phong trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tham gia giải quyết các thách thức, bài toán lớn của quốc gia.

thuong-hieu-quoc-gia-doi-moi-sang-tao-4-1745113010.jpg
Lễ khai mạc Tuần lễ THQG Việt Nam 2025 do Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương) phát động. (Ảnh Bộ Công Thương)

Ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc điều hành Marketing của Vinamilk chia sẻ chiến lược phát triển thương hiệu gắn với mục tiêu bền vững, hội nhập và đổi mới sáng tạo. Theo đó, Vinamilk tập trung vào người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển nguyên liệu bền vững, chuyển đổi số và mở rộng xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cam kết phát triển xanh và trách nhiệm cộng đồng, khẳng định vị thế thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.

Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của thương hiệu nên đã đầu tư nghiêm túc cho xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

Trong TOP 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024, có sự góp mặt của 23 thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tăng 15% so với năm 2023. Đáng chú ý, trong TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, số lượng thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam chiếm tới 8 vị trí dẫn đầu, giá trị chiếm tới 88,8%.

Với các giá trị cốt lõi, chất lượng - đổi mới sáng tạo - năng lực tiên phong, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh, nâng cao uy tín hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp muốn tiên phong trên thị trường tất yếu phải dựa trên nền tảng Đổi mới sáng tạo

Theo ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, Việt Nam đã từng bước khẳng định là một quốc gia có sản phẩm chất lượng, tinh thần đổi mới mạnh mẽ và Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã được Thủ tướng chính thức cho triển khai từ năm 2003 đến nay.

Với mục tiêu, mục đích của Chương trình hướng tới đó là tìm kiếm, hỗ trợ để xây dựng hỗ trợ các sản phẩm mạnh, từ đó sẽ có các sản phẩm thương hiệu doanh nghiệp mạnh và thông qua các sản phẩm mạnh, uy tín, chất lượng và những thương hiệu doanh nghiệp mạnh để quảng bá với thế giới, thông qua đó nâng cao hình ảnh quốc gia Việt Nam.

Cũng theo ông Chiến, doanh nghiệp muốn tiên phong trên thị trường tất yếu phải dựa trên nền tảng Đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp muốn duy trì chất lượng vượt trội cũng cần liên tục đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm để nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.

“Ba trụ cột là: Chất lượng-Đổi mới sáng tạo-Năng lực tiên phong không tồn tại tách biệt mà tạo thành thể giá trị cốt lõi, gắn bó chặt chẽ và xuyên suốt của Chương trình Thương hiệu Quốc gia và mong muốn doanh nghiệp hướng tới, trong đó Đổi mới sáng tạo được ví như “trái tim” của thương hiệu, là nguồn năng lượng giúp cho doanh nghiệp không ngừng cải tiến, thích ứng nhanh với thay đổi và đủ sức vươn lên dẫn đầu trong môi trường cạnh tranh toàn cầu”, ông Hoàng Minh Chiến nói.

Đánh giá từ các tổ chức thương hiệu lớn cho thấy những thương hiệu lớn không chỉ có ở giá trị quy mô mà còn tập trung chính ở những sản phẩm có tính đột phá, đổi mới sáng tạo và luôn luôn đưa ra những sản phẩm mới, giá trị mới để tạo dấu ấn riêng trên thị trường toàn cầu.

Đơn cử, khi nhắc tới Apple là liên tưởng tới đột phá về trải nghiệm công nghệ; nhắc tới Samsung là nhắc tới tinh thần đổi mới công nghệ, sáng tạo không ngừng của Hàn Quốc… hay Tesla của Mỹ-một doanh nghiệp sản xuất ôtô điện đi đầu trên thế giới của Hoa Kỳ, thương hiệu này đã định hình lại ngành công nghiệp ôtô thế giới nhờ tiên phong trong công nghệ sử dụng năng lượng xanh, trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm của mình.

thuong-hieu-quoc-gia-doi-moi-sang-tao-3-1745113073.jpg
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ Khởi động Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2025. (Ảnh Bộ Công Thương)

Với Việt Nam, việc "đổi mới sáng tạo" cũng là con đường tất yếu, bởi muốn xây dựng Thương hiệu doanh nghiệp mạnh và Thương hiệu Quốc gia mạnh, phải dựa vào Đổi mới sáng tạo để làm chủ công nghệ, phát triển các sản phẩm mang bản sắc riêng của Việt Nam.

Tiến sỹ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phân tích: “Một sản phẩm sản xuất ra, cung ứng, chất lượng như truyền thống nhưng hiện nay, đòi hỏi thêm tương tác tức thời tới thị trường, tới khách hàng, công nghệ số hoàn toàn có thể cho phép chúng ta làm. Thứ hai, gắn với xu thế xanh, tức là những giải pháp kèm theo sản phẩm, những đặc tính, những giải pháp cho người tiêu dùng tin rằng, cảm nhận được và khi người ta dùng thì đúng như thế. Tất cả xu hướng mới, người ta hay nói một chữ xanh nhưng nói đầy đủ là xanh, an toàn, nhân văn. Các tầng lớp trung lưu, lớp trẻ, người ta lại còn đòi hỏi một chút là cá tính hóa”.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Đổi mới sáng tạo là “chìa khóa” nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời tạo ra sự khác biệt bền vững trong môi trường toàn cầu cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh-sạch-thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.

“Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành; cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp, Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay./.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam hướng đến mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế; khẳng định doanh nghiệp Việt Nam có những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất phục vụ cho chính người tiêu dùng Việt Nam và xuất khẩu ra thế giới.

Năm 2025, Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2025 được triển khai trên cả nước từ ngày 17 đến ngày 23/4 với chủ đề “Bứt phá từ đổi mới sáng tạo”. Hưởng ứng Ngày Thương hiệu Việt Nam năm 2025, các sở, ngành, địa phương đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, quảng bá thông tin, hỗ trợ cho công tác xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

Với nhiều hoạt động thiết thực, Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Ngày Thương hiệu Việt Nam năm 2025 góp phần nâng cao trách nhiệm, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp, đồng thời tôn vinh, quảng bá thương hiệu và sản phẩm Việt Nam, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, khơi dậy những khát vọng vươn xa của cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững đất nước.

Bình Nguyên  
Đổi mới sáng tạo trong xây dựng thương hiệu quốc gia khẳng định vị thế thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế
Đổi mới sáng tạo giữ vai trò động lực tăng trưởng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp
Khánh Hòa đón chuyến bay đầu tiên từ Khabarovsk
Kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ứng phó linh hoạt, hiệu quả với chính sách nhập khẩu
Việt Nam sẽ đầu tư cho đổi mới sáng tạo, ưu tiên startup xanh
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức
BAF Việt Nam: Siba Holdings đề cử nhân sự tham gia Ban kiểm soát
Cảnh báo sớm và hướng dẫn xử lý biện pháp phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Giá vàng vọt mạnh tạo đỉnh lịch sử, vượt mức 110 triệu đồng/lượng
TP.HCM rực rỡ và nghĩa tình chào mừng 50 năm thống nhất đất nước
Triển vọng nhu cầu tích cực từ Trung Quốc kéo nhiều mặt hàng phục hồi
Giá vàng miếng SJC lập đỉnh mới, cán mốc 107 triệu đồng/lượng
Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam hợp tác mở rộng năng lực phân phối phân bón sinh học, thúc đẩy nông nghiệp xanh
Vàng thế giới lần đầu vượt mốc 3.200 USD/ounce, đồng USD giảm giá so với một loạt tiền tệ mạnh
Ngành dệt may hướng đến chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
Giá vàng nhẫn cán mốc 104 triệu đồng/lượng, vàng miếng áp sát theo sau
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Giá mua - bán vàng tăng/giảm trái chiều
Du lịch và hàng không bắt tay, mở đường băng cho kỷ nguyên du lịch mới
Gạo cao cấp 'lên ngôi': Tập đoàn Tân Long và chiến lược chinh phục thị trường khó tính
Xem thêm