|
Hà Nội --°C / --%
Thứ bảy, 22/02/2025 11:57

Lãi suất tăng có thể châm ngòi cho bất ổn tài chính, làm phức tạp cuộc chiến chống lạm phát

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hệ thống ngân hàng phần lớn được cách ly với lạm phát, nhưng sự tổn thương ở một số ngân hàng có thể dẫn đến sự đánh đổi giữa việc kiềm chế lạm phát và bảo vệ sự ổn định tài chính.

Trước đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư lo ngại về việc lạm phát và lãi suất liên tục ở mức thấp sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nghịch lý thay, họ cũng lo ngại về lợi nhuận của ngân hàng khi việc mở cửa trở lại sau COVID-19 khiến lạm phát và lãi suất của các ngân hàng trung ương tăng vọt. Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley và các tổ chức cho vay khác của Mỹ vào đầu năm 2023 dường như đã chứng thực những lo ngại này.

Nghiên cứu mới của IMF về mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng giúp hiểu rõ những lo ngại này. Hầu hết các ngân hàng được bảo vệ khỏi những thay đổi về lạm phát - mức thu nhập và chi phí có xu hướng bù trừ cho nhau. Tuy nhiên, một số ngân hàng phải chịu áp lực lạm phát lớn có thể dẫn đến bất ổn tài chính, nếu tổn thất tập trung dẫn đến sự hoảng loạn rộng hơn trong lĩnh vực ngân hàng. Khi một số ngân hàng trung ương lớn đang đánh giá lại khuôn khổ chính sách tiền tệ sau đợt tăng vọt lạm phát sau đại dịch, việc hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng có thể giúp thiết kế khuôn khổ chính sách tiền tệ tốt hơn.

Phát hiện của IMF ngụ ý rằng, các ngân hàng trung ương có thể cần cân nhắc đến sự ổn định tài chính khi đưa ra lập trường chính sách để chống lạm phát.

Vấn đề lạm phát

Lạm phát có quan trọng đối với lợi nhuận của ngân hàng không? IMF trả lời câu hỏi này bằng cách kết hợp dữ liệu bảng cân đối kế toán và thu nhập của hơn 6.600 ngân hàng ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi với gần 3 thập kỷ dữ liệu kinh tế của IMF.

Hầu hết các ngân hàng dường như được bảo vệ trước lạm phát khi cả thu nhập và chi phí của ngân hàng đều tăng theo lạm phát ở mức độ tương tự. Thu nhập và chi phí liên quan đến việc vay và cho vay bị ảnh hưởng gián tiếp bởi lạm phát, vì 2 yếu tố này chủ yếu phản ứng với chính sách lãi suất dao động để ứng phó với lạm phát. Ngược lại, các khoản thu nhập và chi phí khác - doanh thu từ các hoạt động ngân hàng phi truyền thống, dịch vụ, tiền lương và tiền thuê - bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi về giá.

Ở cấp độ quốc gia, tác động của lạm phát lên thu nhập và chi phí của ngân hàng thay đổi rất nhiều giữa các hệ thống ngân hàng. Sự thay đổi về lạm phát được phản ánh trong thu nhập và chi phí nhanh hơn nhiều ở một số quốc gia. Nhưng, một lần nữa, vì cả thu nhập và chi phí đều tăng theo lạm phát ở mức độ tương tự ở hầu hết các quốc gia, nên hầu hết các hệ thống ngân hàng dường như được bảo vệ phần lớn trước lạm phát.

Mỗi tương quan giữa lạm phát và lãi suất

Vậy, lạm phát có phải là nguyên nhân đáng lo ngại không?

Nghiên cứu của IMF xác định các "tổn thương" cụ thể: Một số ngân hàng đặc biệt nhạy cảm với lạm phát do các mô hình quản lý rủi ro và kinh doanh khác nhau. Một số trường hợp ngoại lệ ở cả thị trường phát triển và mới nổi và đang phát triển đã chứng kiến sự tổn thất lớn khi lạm phát và lãi suất tăng đột biến.

Đáng ngạc nhiên là 3% ngân hàng ở các nền kinh tế phát triển và 6% ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi ít nhất cũng phải chịu rủi ro vì lãi suất cao như Ngân hàng Silicon Valley, khi ngân hàng này bắt đầu phá sản. Các ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi cũng có vẻ dễ bị ảnh hưởng trực tiếp hơn bởi lạm phát, có thể là do chỉ số giá cả được thiết lập dựa trên nhiều yếu tố hơn.

Hàm ý chính sách

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc thắt chặt chính sách tiền tệ, mặc dù cần thiết, có thể dẫn đến tổn thất đáng kể cho các ngân hàng có mức độ rủi ro lớn. Sau đó, khách hàng và nhà đầu tư có thể đánh giá lại rủi ro đối với các ngân hàng, điều này có thể dẫn đến hoảng loạn và bất ổn tài chính.

Việc tăng cường giám sát và quản lý thận trọng, nâng cao quản lý rủi ro bắt buộc tại các ngân hàng, cải thiện tính minh bạch và sử dụng các đánh giá rủi ro chi tiết có tính đến các yếu tố chính mà nghiên cứu của IMF nhấn mạnh đối với nhiều ngân hàng, có thể giúp hạn chế rủi ro lạm phát một cách có hệ thống.

Bất chấp những cải thiện này, nếu tổn thất tại từng ngân hàng tạo điều kiện cho sự lây lan rộng hơn, các ngân hàng trung ương có thể cần cân bằng giữa việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát với rủi ro bất ổn tài chính tiềm tàng.

Minh Ngọc  
Lãi suất tăng có thể châm ngòi cho bất ổn tài chính, làm phức tạp cuộc chiến chống lạm phát
Lãnh đạo các địa phương nói gì về quyết tâm vì cả nước, vì mục tiêu tăng trưởng năm 2025?
Thủ tướng: Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
Nhiều tiềm năng cho xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2025
Thủ tướng: Không còn cách nào khác, chúng ta phải tăng trưởng cao, bền vững liên tục từ nay tới 2045
Để phát triển năng lượng, Việt Nam cần xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng và hấp dẫn
TP.HCM: Giám đốc và các Phó Giám đốc của 7 sở mới thành lập
Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM
Bổ sung kế hoạch phát KT-XH năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên
Biến động giá cà phê: Doanh nghiệp xuất khẩu cẩn trọng khi chốt bán
Ngân hàng Trung ương Úc và New Zealand đồng loạt cắt giảm lãi suất
Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, quyết tâm mở không gian bứt phá
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội: Bắt đúng mạch, khẩn trương khắc phục điểm nghẽn
Thủ tướng Chính phủ “Kiên quyết không để tình trạng vốn chờ dự án, có vốn mà không giải ngân được”
Sáng nay, Quốc hội quyết nhiều vấn đề quan trọng và bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9
Xây dựng mạng lưới an toàn tài chính mạnh mẽ hơn cho ASEAN+3 trong bối cảnh bất định
Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
Ông Phan Văn Mãi làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội
Các ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng làm Phó Thủ tướng Chính phủ
Không cầu toàn, không nóng vội khi triển khai dự án điện hạt nhân
Xem thêm